Lupus ban đỏ : Dấu hiệu và các biến chứng tiềm ẩn

Thứ hai, 11/03/2024 | 09:14

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn đa hệ cơ quan, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách. Hiểu biết và phát hiện sớm giúp tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.

01710123487.jpeg
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn đa cơ quan

Tổng quan về bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Theo chia sẻ từ Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, lupus ban đỏ được phân loại thành hai hình thức chính: Lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống, với lupus ban đỏ hệ thống là loại thường gặp trong nhóm bệnh tự miễn. Bệnh này xuất hiện do lỗi trong phản ứng miễn dịch của cơ thể, khiến hệ miễn dịch tấn công các cơ quan của chính mình. Hiện tại, dù chưa có cách chữa trị hoàn toàn cho lupus ban đỏ, nhưng việc quản lý bệnh từ sớm bằng phương pháp điều trị phù hợp có thể kiểm soát được tình hình.

Đặc biệt, lupus ban đỏ có tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ, chiếm khoảng 90% tổng số ca bệnh, với độ tuổi thường gặp từ 15 đến 50 tuổi và tỷ lệ mắc là 50 trên 100.000 người.

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng bệnh được cho là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, yếu tố di truyền, môi trường và nội tiết tỏ ra quan trọng. Cụ thể:

  • Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh cao hơn đáng kể ở những người có họ hàng ruột thịt mắc lupus ban đỏ hệ thống.
  • Môi trường: Ảnh hưởng từ nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hóa chất và tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Nội tiết: Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Một số loại thuốc cũng được biết đến là nguyên nhân có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, bao gồm các loại thuốc như hydralazine, procainamide, và isoniazid, cũng như một số loại thuốc tránh thai đã được ghi nhận ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.

Bệnh lupus ban đỏ có những dấu hiệu gì?

11710123487.jpeg
Những dấu hiệu điển hình của bệnh lupus ban đỏ

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, lupus là một bệnh liên quan đến hệ thống, thường ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và có các triệu chứng biểu hiện đột ngột hoặc dần dần theo thời gian.

Da: Triệu chứng rõ ràng nhất là các vết đỏ không bình thường trên da, phổ biến ở khoảng 3/4 bệnh nhân. Đặc biệt, hồng ban hình cánh bướm trên mặt là dấu hiệu điển hình. Các tổn thương da khác cũng thường xuất hiện ở các vùng da tiếp xúc với ánh nắng và có thể trở nên nhạy cảm với nó. Tóc cũng bị ảnh hưởng, dễ gãy và rụng.

Tim: Các vấn đề tim mạch như đau ngực và khó thở do viêm cơ tim hoặc màng tim có thể xuất hiện, đôi khi dẫn đến suy tim.

Phổi: Viêm phổi và viêm màng phổi là triệu chứng thường gặp, có thể gây suy hô hấp.

Khớp: Viêm khớp là một triệu chứng phổ biến, làm hạn chế khả năng vận động và đi lại.

Máu: Thiếu máu là một dấu hiệu thường thấy, từ nhẹ đến nặng, gây ra các biểu hiện như da xanh xao, môi tái, và mệt mỏi khi gắng sức.

Thận: Viêm thận do lupus là một chẩn đoán không hiếm gặp, có thể gây tiểu đục, tiểu máu, phù và tăng huyết áp.

Tâm thần kinh: Một số bệnh nhân có thể trải qua rối loạn nhận thức, giảm trí nhớ, đau đầu nghiêm trọng, hoặc co giật.

Nhiều bệnh nhân đến khám với các biểu hiện không rõ ràng như giảm cân, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng kéo dài, đau khớp nhỏ, mỏi cơ, hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Triệu chứng của lupus thường biến đổi qua các đợt cấp tính và thời gian giảm bệnh. Các dấu hiệu ban đầu có thể mơ hồ và giống với các bệnh khác, dẫn đến chẩn đoán chậm.

Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc lupus ban đỏ?

Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh phức tạp, tiến triển từng đợt và gây tổn thương nghiêm trọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, hệ tạo máu, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp,... Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh có thể gây ra các vấn đề như viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, suy tim, khó thở, suy hô hấp, viêm phổi, suy thận, co giật, rối loạn tâm thần, thiếu máu, xuất huyết và nguy cơ nhiễm trùng cao. Điều trị thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn huyết và sốc.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: lupus ban đỏ
Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến