Mọi thông tin cần biết về loại thuốc thuốc Ivermectin

Thứ năm, 27/07/2023 | 14:38

Thuốc ivermectin là thuốc điều trị kí sinh trùng, hiệu quả trong điều trị các bệnh về giun, ghẻ. Thuốc tác động làm tăng tính thấm màng tế bào, gây tê liệt và tiêu diệt kí sinh trùng? Trong quá trình dùng thuốc, nên lưu ý những điều gì?

01690443768.jpeg

Thuốc Ivermectin chống giun sán

Tên thành phần hoạt chất: ivermectin.

Thuốc có thành phần tương tự: Vimectin, Ivimectin 10,…

1. Thuốc ivermectin là thuốc gì?

Theo các Dược sĩ Nhà thuốc trên địa bàn TPHCM cho biết, Ivermectin là thuốc thuộc nhóm chống giun sán. Thuốc được dùng ở đối tượng là người lớn và trẻ em với cân nặng ≥ 15 kg, chỉ định của thuốc bao gồm:

  • Dạng viên dùng khi mắc giun chỉ Onchocerca volvulus, các bệnh giun tròn như giun tóc, giun kim, giun móc, giun lươn bao gồm cả giun lươn đường ruột Strongyloides stercoralis và giun đũa trên chó mèo
  • Dạng sử dụng tại chỗ được dùng để điều trị các bệnh nhiễm kí sinh trùng ngoài da như bệnh trứng cá đỏ

2. Trường hợp không nên dùng thuốc ivermectin

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Vì ivermectin chỉ có tác dụng trên một số loại giun ký sinh cụ thể như nêu trong chỉ định, do đó, không sử dụng thuốc cho đối tượng bị nhiễm sán

Rối loạn hàng rào máu não hoặc có viêm màng não

3. Hướng dẫn dùng thuốc ivermectin

Ivermectin được dùng đường uống với liều duy nhất hoặc liểu tuân theo chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc khi bụng đói (trước 1 tiếng trước khi ăn), uống với 1 cốc nước đầy

  • Bệnh giun chỉ Onchocerca

Sử dụng liều duy nhất: 0,15 mg/kg. Sử dụng liều cao hơn sẽ làm tăng phản ứng có hại, mà không tăng hiệu quả điều trị. Cần phải tái điều trị với liều như trên cách 3 – 12 tháng đến khi không còn triệu chứng.

  • Giun lươn đường ruột do Strongyloides stercoralis

Dùng một liều duy nhất 0,2 mg/kg hoặc liều 0,2 mg/kg/ngày x 2 ngày. Theo dõi xét nghiệm phân khi dùng thuốc.

  • Giun đũa do Ascaris lumbricoides

Dùng liều Ivermectin duy nhất: 0,15 – 0,2 mg/kg.

  • Ấu trùng di chuyển trên da do Ancylostoma braziliense

Liều dùng: 0,2 mg/kg/ ngày x 1 – 2 ngày.

  • Giun chỉ do Mansonella ozzardi

Liều duy nhất: 0,2 mg/kg.

  • Giun chỉ do Mansonella streptocerca

Liều duy nhất: 0,15 mg/kg.

  • Giun chỉ do Wucheria bancrofti

Dùng liều duy nhất: 0,15 mg/kg kết hợp với albendazol.

4. Tác dụng phụ của thuốc ivermectin

11690443768.jpeg

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

  • Đau đầu
  • Tăng men gan
  • Hạ huyết áp thế đứng, nhịp tim nhanh
  • Đau cơ
  • Rối loạn hệ tiêu hóa như tiêu chảy, gây nôn
  • Ảnh hưởng của thuốc trên toàn thân như gây sốt
  • Các phản ứng trên da: ngứa; phù, có nốt sần, mụn mủ, ban da, mày đay
  • Xuất hiện tình trạng đau xương khớp nhưu đau khớp/viêm màng hoạt dịch
  • Tác động lên hạch bạch huyết bao gồm các triệu chứng sưng to và đau hạch bạch huyết ở nách, ở cổ và ở bẹn

5. Tương tác thuốc khi dùng ivermectin

ThS Tôn Thảo Vy – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, thuốc benzodiazepin, natri valproat; kháng sinh azithromycin: làm tăng tác dụng

Vắc xin thương hàn, vắc xin kháng lao BCG: làm giảm tác dụng.

Thuốc chống đông kháng vitamin K: có thể làm tăng tác dụng..

6. Lưu ý khi dùng thuốc ivermectin

Đối tượng mắc bệnh về não hoặc viêm màng não: vì Ivermectin có thể làm bệnh tình nặng hơn hoặc thậm chí gây tử vong.

Trẻ có cân nặng <15 kg và trẻ <2 tuổi: do chưa có dữ liệu chứng minh an toàn trên đối tượng này, thuốc qua được hàng rào máu – não

Trẻ em <15 kg, phụ nữ có thai và người ốm nặng.

Người bệnh bị giun chỉ Onchocerca: thuốc có thể gây các phản ứng trên mắt, phản ứng da và phản ứng toàn thân với mức độ khác nhau

7. Sử dụng Ivermectin trên phụ nữ mang thai và cho con bú

Qua các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có tác dụng gây quái thai. Tuy nhiên, vẫn chưa có đầy đủ chứng cứ đánh giá trên phụ nữ mang thai. Không khuyến cáo dùng Ivermectin cho phụ nữ có thai.

Thuốc được bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Hiện chưa có đầy đủ nghiên cứu đánh giá an toàn với trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích – nguy cơ nếu cần dùng thuốc

8. Xử trí như thế nào khi dùng quá liều thuốc Ivermectin

Các triệu chứng quá liều Ivermectin bao gồm nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ban da, phù, suy nhược, buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Các tác dụng phụ khác gồm đau bụng, khó thở, các cơn động kinh, mất điều hòa, dị cảm và nổi mày đay.

Xử trí: cần truyền dịch và các chất điện giải, trợ hô hấp (oxygen và hô hấp nhân tạo nếu cần), dùng thuốc tăng huyết áp nếu bị hạ huyết áp. Có thể gây nôn hoặc rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Tiếp theo đó, dùng thuốc tẩy và các biện pháp chống độc khác nếu cần để ngăn cản sự hấp thu thêm thuốc vào cơ thể.

9. Sản phẩm trên thị trường

Thuốc ivermectin giá bao nhiêu? là câu hỏi thường được quan tâm. Hiện nay trên thị trường có những hàm lượng sau: ivermectin 3mg, ivermectin 6mg. Giá bán dao động với biên độ lớn tùy thuộc từng hãng khác nhau, thông thường là 45 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng mỗi viên.

Hi vọng những thông tin từ tổng hợp tin tức y tế đã cung cấp qua bài viết trên thực sự hữu ích, giúp ích bạn đọc trong quá trình dùng thuốc. Cần lưu ý Ivermectin là thuốc chỉ định hiệu quả cho một số loài giun ký sinh nhất định, tránh dùng thuốc bừa bãi. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nghi ngờ là tác dụng phụ do Ivermectin gây ra, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn!

Từ khóa: Ivermectin
Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến