Nattospes: Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 11/07/2023 | 16:57

Nattospes là sản phẩm được sử hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành và làm tan cục máu đông, hỗ trợ hồi phục sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Nattospes

Nattospes hỗ trợ giảm nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não do tắc mạch

1. Nattospes là thuốc gì?

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: Nattospes là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ được sản xuất từ thành phần Nattokinase, là một enzym được chiết xuất từ một món ăn Natto ở Nhật Bản, Natto được làm từ đậu nành lên men. Nattokinase có tác dụng làm phá vỡ cục máu đông bằng cách trực tiếp tiêu sợi fibrin, hỗ trợ tiêu sợi huyết, làm giảm chrolesterol xấu, hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, chống oxy hóa mạnh. Nattospes được sử dụng hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành và làm tan cục máu đông, giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu não, đau thắt ngực do tắc mạch, hỗ trợ hồi phục sau tai biến mạch máu não do tắc mạch, hỗ trợ cho người sau tai biến mạch máu não có các di chứng liệt vận động, nói ngọng, suy giảm nhận thức, méo miệng.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Nattospes?

Nattospes được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc viên nang cứng với quy cách là hộp 5 vỉ x 8 viên nang cứng.

Trong một viên nang cứng Nattospes có chứa thành phần chính là

- Nattokinase: 300FU

3. Nattospes được dùng cho những trường hợp nào?

Nattospes được dùng cho các trường hợp sau:

- Người có nguy cơ bị bệnh tai biến mạch máu não do tắc mạch.

  • Người sau khi xuất hiện tai biến mạch máu não có các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng.
Nattospes-1

Tai biến mạch máu não để lại nhiều di chứng nguy hiểm

4. Cách dùng - Liều lượng của Nattospes?

Cách dùng: Nattospes được dùng uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ.

Liều dùng:

 - Liều hỗ trợ duy trì: Uống 1 - 2 viên/lần, ngày uống 2 lần.

- Liều hỗ trợ tăng cường: Uống 2 viên/lần, ngày uống 2 - 3 lần.

- Lưu ý: Nên uống một đợt liên tục tục 2-3 tháng.

Tóm lại, tuỳ theo tình trạng của người bệnh, nên dùng viên Nattospes theo chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc hướng dẫn của dược sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Cách xử lý nếu quên liều Nattospes?

Nếu người bệnh quên một liều Nattospes nên uống ngay liều khi nhớ ra trong ngày đó. Không nên dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ nên uống liều tiếp theo vào đúng giờ như trong kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều Nattospes?

Hiện nay, trên lâm sàng chưa có dữ liệu báo cáo về người bệnh dùng quá liều Nattospes. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều viên Nattospes, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng.

7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Nattospes?

Nattospes chống chỉ định dùng cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử dị ứng với Nattospes hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú.

Phụ nữ bị rong kinh.

Người đang xuất huyết hoặc có nguy cơ xuất huyết.

Người chuẩn bị phẫu thuật.

Thận trọng khi dùng Nattospes cho những trường hợp sau:

Lưu ý sản phẩm Nattospes là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lưu ý cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng Nattospes.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh đầy đủ khi dùng Nattospes trên người trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định sử dụng Nattospes cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh đầy đủ dùng Nattospes gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Chống chỉ định sử dụng Nattospes cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang lái xe, lái tàu, người vận hành máy móc. Nattospes không gây ảnh hưởng và có thể dùng cho các đối tượng này.

Nattospes-2

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng Nattospes

8. Nattospes gây ra các tác dụng phụ nào?

Theo GV Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Hiện nay chưa có dữ liệu lâm sàng báo cáo về tác dụng phụ của Nattospes. Tuy nhiên, trong quá trình dùng Nattospes, người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng Nattospes, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn để xử trí kịp thời.

9. Nattospes tương tác với các thuốc nào?

Hiện nay, chưa có dữ liệu báo cáo về tương tác Nattospes khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, viên uống Nattospes có thể xảy ra tương tác với các thuốc tân dược, thuốc dược liệu, thực phẩm chức năng khác. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi hiệu lực điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tiến triễn nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Nattospes trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết các loại thuốc đang dùng, giúp sử dụng sản phẩm Nattospes một cách an toàn và đạt hiệu quả.

10. Bảo quản Nattospes như thế nào?

Nattospes được bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô mát, tránh ẩm, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để Nattospes tránh xa tầm tay của trẻ em nhỏ.

Nguồn tham khảo: duocphamaau.com: https://duocphamaau.com/san-pham/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-%E2%80%93-vien-nang-nattospes.aspx

Theo Tin tức Y Dược tổng hợp từ DSCK1 Nguyễn Hồng Diễm - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cây canh châu - Bí quyết điều trị sởi an toàn và hiệu quả

Cây canh châu - Bí quyết điều trị sởi an toàn và hiệu quả

Canh châu là một loại cây thường được trồng để tạo điểm nhấn trong cảnh quan. Trong dân gian, lá của cây Canh châu thường được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với lá vối để hãm nước uống thay vì trà. Việc này có tác dụng giải khát và đề phòng bệnh sởi.
Lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu quai

Lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu quai

Thuốc lợi tiểu quai được áp dụng để tăng quá trình loại bỏ muối và nước qua thận, từ đó giảm lượng nước trong cơ thể và không gian tế bào. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.
CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA LƯỢNG KALI THẤP LÀ GÌ?

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA LƯỢNG KALI THẤP LÀ GÌ?

Kali quan trọng trong hệ thần kinh, cơ bắp, xương, tim và tiêu hóa. Thận loại bỏ kali dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Hạ/tăng kali máu có thể nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu, triệu chứng hạ kali
Bệnh trầm cảm là gì và có mấy giai đoạn?

Bệnh trầm cảm là gì và có mấy giai đoạn?

Bệnh trầm cảm là một trong những vấn đề về sức khỏe tâm thần thu hút sự quan tâm của nhiều người. Những dấu hiệu của bệnh này thường được thể hiện qua các triệu chứng nào? Bệnh trầm cảm có bao nhiêu giai đoạn và đâu là giai đoạn dễ nhận biết nhất?
Đăng ký trực tuyến