Nên sử dụng cam thảo mỗi ngày hay không?

Thứ năm, 02/02/2023 | 14:14

Cam thảo ngoài là vị thuốc đông y được sử dụng phổ biến, chúng còn là thành phần trong các loại đồ uống, gia vị… thường gặp hàng ngày. Vậy công dụng của cam thảo với sức khỏe là gì? Có nên sử dụng cam thảo mỗi ngày hay không? Hãy cùng Trường cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

1. Giới thiệu về cam thảo

Cam thảo là vị thuốc quen thuộc, phổ biến hay được dùng trong Đông y. Thân và rễ cam thảo được thái mỏng, phơi khô sau đó dùng làm thuốc. Cam thảo có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, mang tính bình, thường được dùng phổ biến trong những loại trà thanh nhiệt mang hương vị thơm ngon và kích thích vị giác. Trong cam thảo có chứa acid glycyrizic, đây là chất có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh. 

Cam thảo là vị thuốc Đông y phổ biến được dùng

2. Công dụng cam thảo 

  • Cải thiện các bệnh liên quan đến da

Rễ cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Sử dụng các chất chiết xuất từ cam thảo đem lại hiệu quả trên các bệnh chàm da, mụn nhọt…

  • Làm giảm tình trạng trào ngược acid dạ dày

Cam thảo có tác dụng hiệu quả với những trường hợp khó tiêu, bị trào ngược dạ dày thực quản, giúp hỗ trợ làm dịu dạ dày, giảm tình trạng chướng bụng, ợ chua. Sử dụng cam thảo sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đường ruột và phòng tránh khó tiêu. 

Cam thảo có nhiều lợi ích cho sức khỏe

  • Hỗ trợ trị loét dạ dày - tá tràng

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường cao đẳng Y dược Pasteur: Rễ cam thảo chứa glycyrizin, đây là chất có tác dụng hỗ trợ chữa lành những tổn thương do loét dạ dày, tá tràng, giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày và đường ruột.

  • Ngăn ngừa ung thư

Trong rễ cam thảo có chứa các chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do và sự hình thành các tế bào gây ung thư. Do đó, cam thảo từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc phổ biến trong những đồ uống có lợi đối với sức khỏe. 

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp

Cam thảo chứa các thành phần có công dụng chống viêm và kháng khuẩn, tác dụng tốt với những trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Glycyrizin chiết xuất từ rễ cam thảo còn mang lại hiệu quả cao trong điều trị hen suyễn.

3. Nên sử dụng cam thảo mỗi ngày hay không?

Cam thảo mang tính bình, vị ngọt, thơm được xem là an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo cũng phải có liều lượng nhất định và sử dụng đúng cách. Nếu dùng quá liều hoặc kết hợp không đúng sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn. Việc sử dụng cam thảo hàng ngày không phải là điều mà các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng. 

Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng cam thảo quá liều

- Với người khỏe mạnh, bình thường: Quá liều cam thảo sẽ làm giảm nồng độ kali, gây suy nhược cơ thể, có thể tổn thương não và tụt huyết áp… Ngoài ra, sử dụng quá nhiều cam thảo sẽ khiến glycyrizin tích tụ trong cơ thể làm gia tăng bất thường lượng cortisol khiến cơ thể bị mất cân bằng các chất điện giải. Phụ nữ uống quá nhiều cam thảo cũng gây ra tình trạng mất kinh. Cam thảo có thành phần nhuận gan do đó không được dùng quá nhiều sẽ khiến gan hoạt động quá mức và gây suy gan.

- Với phụ nữ mang thai hay đang trong thời kỳ cho con bú: dùng quá nhiều cam thảo có thể khiến thai nhi bị thiếu các chất dinh dưỡng làm tăng nguy cơ gây sinh non, phụ nữ đang cho con bú có thể bị mất sữa.

  • Gây tương tác với thuốc tây: các thành phần có trong cam thảo sẽ tương tác với các loại thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, thuốc làm giảm cholesterol, thuốc kháng viêm…

Không nên dùng cam thảo thường xuyên mỗi ngày

Cam thảo đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và điều trị bệnh. Tuy nhiên, không nên sử dụng cam thảo quá nhiều, đặc biệt những đối tượng sau đây không được dùng cam thảo:

  • Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú. 
  • Người bị cao huyết áp hay huyết áp không ổn định.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa hay táo bón lâu ngày. 
  • Người thường xuyên bị viêm đường hô hấp, đang ho nhiều, bị khó thở, viêm phế quản, viêm phổi…
  • Người già và trẻ nhỏ.
  • Nam giới hạn chế dùng nhiều vì sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lý.

Tóm lại, cam thảo là vị thuốc đông y có tác dụng chữa bệnh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên dùng cam thảo quá nhiều, các thành phần trong cam thảo sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn mà người dùng cần đặc biệt lưu ý. Không nên dùng cam thảo hay những bài thuốc dân gian khác như một loại thần dược để bảo vệ sức khỏe, khi sử dụng quá liều hoặc không đúng cách đều có thể gặp phải những tác hại không ngờ đến. Cách tốt nhất để bảo vệ và có sức khỏe tốt chính là luôn theo dõi sức khỏe và khám định kỳ để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thể từ đó có hướng điều trị kịp thời, đúng cách.

Xem thêm: caodangyduoc.com.vn

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Hội chứng đau đầu có nguyên nhân đa dạng và mỗi người thường có cách giảm đau riêng. Đau đầu kéo dài hoặc đau nửa đầu thường cần chú ý, và việc chườm đá có thể là một phương pháp giúp giảm đau trong một số trường hợp.
Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Đăng ký trực tuyến