Nguyên nhân gây dị ứng và các loại thuốc điều trị phổ biến

Thứ sáu, 20/12/2024 | 09:07

Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch với tác nhân lạ, gây triệu chứng như phát ban, hắt hơi, nổi mề đay,... Tình trạng này có thể tự khỏi hoặc cần dùng thuốc nếu nặng hơn. Vậy thuốc dị ứng có an toàn và gồm những nhóm nào?

01734660722.jpeg
Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch với tác nhân lạ

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh dị ứng

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân lạ tấn công cơ thể, như phấn hoa, bụi, lông động vật, hóa chất, hoặc một số thành phần đặc biệt trong thực phẩm như sữa, trứng gà, v.v. Tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng, triệu chứng dị ứng có thể khác nhau:

  • Viêm da cơ địa: Vùng da bị dị ứng sẽ có triệu chứng ngứa, đỏ, sưng, xuất hiện mụn nước và chảy dịch. Người bị dị ứng thường gãi nhiều lần, làm da tổn thương, dễ bị viêm và khiến dị nguyên xâm nhập, làm tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn.
  • Dị ứng đường thở: Niêm mạc đường thở bị kích thích, gây phù nề và tiết nhiều dịch.
  • Viêm mũi dị ứng: Biểu hiện là ngứa mũi, hắt hơi liên tục và chảy nước mũi.
  • Hen suyễn: Bệnh nhân gặp khó khăn khi thở, thở khò khè và ho có đờm.
  • Dị ứng ở đường tiêu hóa: Thường có biểu hiện ngứa môi, sưng vòm miệng, tiết nhiều dịch, phù nề niêm mạc ruột, khiến bệnh nhân cảm thấy đau bụng, tiêu chảy.

Trong nhiều trường hợp dị ứng nặng, các phản ứng không chỉ xảy ra ở khu vực tiếp xúc với dị nguyên mà còn có thể phát ra toàn cơ thể, với biểu hiện dị ứng toàn thân, và nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến sốc phản vệ.

Các nhóm thuốc điều trị dị ứng phổ biến

Hiện nay, thuốc dị ứng được chia thành nhiều nhóm khác nhau, phổ biến gồm:

Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin được chỉ định cho bệnh nhân dị ứng. Histamin là chất trung gian hóa học phản ứng với tác nhân dị nguyên. Thuốc kháng Histamin có 2 loại:

  • Histamin thế hệ 1: Ra đời vào những năm 1930, có thể gây buồn ngủ và hiệu quả ngắn, cần dùng nhiều lần trong ngày. Không nên dùng cho người lái xe hoặc làm công việc đòi hỏi sự tập trung.
  • Histamin thế hệ 2: Ít gây buồn ngủ và được dùng phổ biến hơn.

Tuy nhiên, thuốc kháng Histamin có thể gây ù tai, mờ mắt, táo bón và chống chỉ định với những người có vấn đề về tiêu hóa, đường tiểu, hay bệnh Glôcôm.

11734660722.jpeg
Các nhóm thuốc dị ứng phổ biến

Thuốc ức chế tế bào mast

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nhóm thuốc này giúp ngăn chặn các tế bào mast giải phóng chất trung gian gây dị ứng. Thuốc thường được dùng cho bệnh nhân đã sử dụng corticoid tại chỗ hoặc histamin không hiệu quả. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như đắng miệng, ngứa, châm chích, chảy máu cam, hắt hơi. Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng.

Thuốc kháng leukotriene

Leukotriene là chất trung gian liên quan đến viêm dị ứng, gây giãn mạch, tiết dịch nhầy và co thắt cơ trơn phế quản. Thuốc này chủ yếu dùng điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay và hen phế quản, hiệu quả trung bình và chỉ định cho người từ 12 tuổi trở lên. Tác dụng phụ có thể là tăng men gan.

Thuốc corticosteroid

Corticoid giúp chống viêm và dị ứng, kiểm soát triệu chứng hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sử dụng corticoid lâu dài hoặc liều cao có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm như loãng xương, nhiễm trùng, suy thượng thận và khó ngủ.

Sử dụng thuốc dị ứng như thế nào là an toàn?

Trước khi sử dụng thuốc dị ứng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng đã được chỉ định. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường hoặc triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên dừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tránh tự ý thay đổi liều lượng hoặc lạm dụng thuốc, vì điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, không nên sử dụng lại đơn thuốc cũ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Các đối tượng cần lưu ý khi dùng thuốc dị ứng

Khi sử dụng thuốc chống dị ứng, những đối tượng sau đây cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người mắc các bệnh nền mạn tính như tiểu đường, tăng nhãn áp, loãng xương, cao huyết áp, bệnh tim mạch.
  • Người đang điều trị bằng các loại thuốc khác.
  • Khi sử dụng thuốc dị ứng cho trẻ em, cần chú ý đến liều lượng thuốc.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: dị ứng
Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Hiện nay, các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa trên thị trường rất đa dạng, được thiết kế phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.
Làm thế nào để cải thiện khó tiêu ngay tại nhà?

Làm thế nào để cải thiện khó tiêu ngay tại nhà?

Đầy bụng khó tiêu là một triệu chứng thường gặp liên quan đến hệ tiêu hóa. Tình trạng này khiến nhiều người cảm thấy đau tức vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi và khó chịu. Vậy làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng khó tiêu một cách hiệu quả?
Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ huynh khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường về tiêu hoá. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ có thực sự tốt không? Nên sử dụng khi nào và lưu ý gì khi dùng?
Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Đăng ký trực tuyến