Những loại thuốc phổ biến trong điều trị chàm da

Thứ bảy, 14/12/2024 | 09:50

Chàm da là bệnh da liễu phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ, liên quan đến cơ địa và thời tiết. Đây là bệnh khó chữa, nếu không được điều trị đúng cách có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc chọn thuốc điều trị phù hợp là rất quan trọng.

cham-da
Chàm da là một bệnh lý da liễu phổ biến

Một số loại chàm da thường gặp

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, chàm da có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng đều mang những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, người bệnh thường gặp các triệu chứng chung như: xuất hiện các dát đỏ trên da hình tròn hoặc bầu dục với kích thước đa dạng, nổi mụn nước kèm chảy dịch. Khi mụn nước vỡ, vùng da sẽ đóng vảy, bong tróc và trở nên khô ráp. Ngoài ra, chàm da thường gây ngứa nhiều, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Các dạng chàm thường gặp:

Viêm da dị ứng

Phổ biến ở trẻ nhỏ và thường giảm dần khi trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu do sức đề kháng của da bị suy giảm, dẫn đến viêm và tổn thương. Vùng da bị ảnh hưởng có thể sưng, chảy dịch, khô và dày hơn bình thường.

Chàm tiếp xúc

Xảy ra khi da tiếp xúc với chất kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, hoặc mỹ phẩm. Biểu hiện bao gồm đỏ da, ngứa, cảm giác châm chích, nổi mề đay, mụn nước, sau đó da đóng vảy và bong tróc.

Chàm tay

Là tình trạng viêm da tại vùng tay, gây ngứa, đỏ, khô, nứt nẻ hoặc nổi mụn nước. Nguyên nhân thường do hàng rào bảo vệ da yếu, dễ kích ứng với các chất độc hại.

Chàm thể đồng tiền

Dạng chàm này biểu hiện bằng các vết tổn thương hình tròn giống đồng xu, gây ngứa dai dẳng. Theo thời gian, các vết chàm sẽ đóng vảy, bong tróc và phục hồi. Nguyên nhân có thể liên quan đến hóa chất, kim loại hoặc côn trùng cắn.

Chàm tổ đỉa

Đặc trưng bởi mụn nước nhỏ, ngứa nhiều, gây đau và khó chịu. Vùng da bị chàm trở nên khô ráp, nứt nẻ và bong tróc, làm cản trở sinh hoạt. Bệnh thường khởi phát do tiếp xúc chất kích thích, rối loạn miễn dịch hoặc môi trường ẩm thấp.

Một số loại thuốc trị chàm da phổ biến

11734145514.jpeg
Các loại thuốc trị chàm da phổ biến

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, dù không thể điều trị dứt điểm, các loại thuốc trị chàm da hiện nay mang lại hiệu quả cao trong việc giảm ngứa, chống viêm, ngăn ngừa bội nhiễm và hạn chế sự lây lan của bệnh sang các vùng da khác. Các nhóm thuốc phổ biến trong điều trị chàm da bao gồm:

Thuốc uống

Các loại thuốc uống thường được chỉ định để hỗ trợ điều trị chàm da gồm:

  • Thuốc chống dị ứng: Như siro Phenergan, Chlorpheniramine, Cetirizine,… giúp giảm ngứa hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh chống bội nhiễm: Ví dụ Amoxicillin, Cephalosporin,… thường được sử dụng trong trường hợp có nguy cơ hoặc dấu hiệu bội nhiễm.

Thuốc dùng ngoài da

Để tăng hiệu quả điều trị, các loại kem bôi hoặc dung dịch ngoài da thường được kết hợp:

  • Hồ nước: Dùng trong giai đoạn đầu của bệnh để làm dịu kích ứng và giảm ngứa.
  • Dung dịch sát khuẩn: Gồm nước muối sinh lý, thuốc tím, hoặc Vioform 1%. Các dung dịch này thường được thấm vào gạc và đắp lên vùng da bị chàm để giảm viêm và sát khuẩn.
  • Kem hoặc mỡ: Được chỉ định cho trường hợp chàm mạn tính, giúp ngăn ngừa bội nhiễm. Một số loại thường dùng là Cream Celestoderm-Neomycin, Cream Synalar-Neomycin,…

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc bôi chứa Corticosteroid để giảm viêm. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng trên vùng da có dấu hiệu nhiễm trùng để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Phương pháp kiểm soát chàm da tại nhà

Để giảm khó chịu do chàm da, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:

  • Chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng, tránh rượu bia, thuốc lá, tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện hệ miễn dịch và phục hồi da.
  • Lối sống lành mạnh: Giữ cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi, giảm stress, tập luyện hàng ngày và bổ sung đủ nước.
  • Trang phục: Mặc đồ thoáng mát, sạch sẽ, tránh quần áo bó sát gây tổn thương da.
  • Bảo vệ da: Đeo găng tay khi tiếp xúc hóa chất và sử dụng sản phẩm chăm sóc da lành tính, không gây kích ứng.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bị chàm, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phù hợp. Tránh tự ý dùng thuốc hoặc mẹo dân gian để tránh biến chứng và kéo dài điều trị.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: chàm da
Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến