Nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy cấp hiệu quả

Chủ nhật, 27/10/2024 | 14:37

Tiêu chảy cấp là tình trạng kéo dài dưới 14 ngày, với hơn 3 lần đi ngoài phân lỏng mỗi ngày. Người bệnh cần được theo dõi cẩn thận, vì mất nước và điện giải có thể gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

01730016262.jpeg
Bệnh tiêu chảy cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tiêu chảy cấp là do nguyên nhân nào?

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, bệnh tiêu chảy cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất gồm:

  • Rotavirus: Là nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, có thể gây biến chứng nghiêm trọng.
  • Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn như E. coli, Vibrio cholerae, Shigella và Salmonella cũng gây ra tình trạng này.
  • Ký sinh trùng: Các ký sinh trùng như Giardia, amip và Cryptosporidium có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp.
  • Viêm nhiễm khác: Các tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, viêm màng não và nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến tiêu chảy cấp.
  • Dị ứng và thuốc: Dị ứng thực phẩm hoặc phản ứng với thuốc cũng là nguyên nhân phổ biến.

Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm:

  • Độ tuổi: Trẻ dưới 2 tuổi dễ bị tiêu chảy cấp hơn.
  • Bệnh lý: Trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch như suy dinh dưỡng hoặc nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ cao.
  • Mùa: Tiêu chảy cấp thường xảy ra vào mùa hè do nhiễm khuẩn, trong khi mùa đông thường gặp Rotavirus.
  • Yếu tố khác: Những thói quen như cho trẻ bú bình, không nuôi con bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu, ăn uống thực phẩm ô nhiễm, hoặc không vệ sinh tay cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các triệu chứng của tiêu chảy cấp

Khi mắc tiêu chảy cấp, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy cấp xâm nhập: Bệnh nhân có thể đi ngoài phân lỏng, lẫn máu và thường kèm theo sốt.
  • Tiêu chảy cấp không xâm nhập: Thường không sốt, bệnh nhân chỉ đi ngoài phân lỏng mà không có máu.

Ngoài các triệu chứng chính, cả hai nhóm bệnh nhân có thể gặp thêm:

  • Đau bụng: Cảm giác đau có thể nhói hoặc âm ỉ, và thường nghiêm trọng hơn khi đi đại tiện.
  • Nôn mửa: Một số người chỉ nôn ra nước hoặc thức ăn, trong khi những người khác có thể nôn cả dịch mật.
  • Khát nước: Bệnh nhân thường cảm thấy khát và da trở nên khô ráp.
  • Tiểu ít: Có thể không đi tiểu hoặc tiểu rất ít, nước tiểu có màu vàng đậm.
  • Chóng mặt và mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi và có thể sụt cân.

Phương pháp điều trị tiêu chảy cấp

11730016262.png
Điều trị tiêu chảy cấp

Cô Lê Anh Đào - hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, thông thường, tiêu chảy cấp sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện, người bệnh nên đi khám sớm để được xử lý kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

  • Tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng: Cần sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu thuốc gây tiêu chảy, bệnh nhân có thể cần giảm liều hoặc đổi thuốc. Lưu ý, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đau dạ dày hoặc nôn do uống nhiều nước: Bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch qua tĩnh mạch để hạn chế nguy cơ mất nước.
  • Bổ sung nước: Người bệnh nên uống nước điện giải hoặc nước ép trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất, muối và các chất điện giải cho cơ thể.

Phòng ngừa tiêu chảy cấp như thế nào?

Để chủ động phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp, bạn cần thực hiện những biện pháp sau:

Giữ vệ sinh cá nhân luôn sạch sẽ.

Thường xuyên dọn dẹp môi trường và không gian sống.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Không đi vệ sinh hay vứt rác bừa bãi, tránh sử dụng phân tươi để tưới cây.

Hạn chế đến những khu vực có dịch tiêu chảy cấp.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng các cách sau:

  • Chỉ ăn chín, uống sôi, không uống nước lã.
  • Tránh xa các món dễ nhiễm khuẩn như nem chua, tiết canh, gỏi,...
  • Chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và không sử dụng thực phẩm đã hết hạn.
  • Không để thức ăn qua đêm.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm.
  • Sử dụng nước sạch cho nấu ăn và sinh hoạt.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: tiêu chảy cấp
Các loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến và hiệu quả

Các loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến và hiệu quả

Thuốc trị tiêu chảy là giải pháp hiệu quả giúp nhanh chóng kiểm soát tiêu chảy, ngăn ngừa mất nước và điện giải, đồng thời bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến được sử dụng.
Những loại thuốc phổ biến trong điều trị chàm da

Những loại thuốc phổ biến trong điều trị chàm da

Chàm da là bệnh da liễu phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ, liên quan đến cơ địa và thời tiết. Đây là bệnh khó chữa, nếu không được điều trị đúng cách có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc chọn thuốc điều trị phù hợp là rất quan trọng.
6 cách giải độc gan đơn giản và hiệu quả

6 cách giải độc gan đơn giản và hiệu quả

Gan có chức năng chính là đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Việc làm sạch và giải độc gan là giúp gan khoẻ mạnh, tăng cường chức năng thải độc gan và tránh các bệnh lý về gan như rối loạn chức năng gan, suy gan, viêm gan, ung thư gan.
Cây Sa nhân tím – Vị thuốc có tác dụng hành khí, kích thích tiêu hóa

Cây Sa nhân tím – Vị thuốc có tác dụng hành khí, kích thích tiêu hóa

Cây Sa nhân tím, loại cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi, được biết đến với vị cay, tính ấm, có nhiều tác dụng hữu ích trong y học cổ truyền. Dược liệu này được sử dụng để hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, và kích thích quá trình tiêu hóa.
Đăng ký trực tuyến