Thở gấp thường liên quan đến bệnh lý phổi, tim mạch, căng thẳng tinh thần, hoặc vận động mạnh. Xác định nguyên nhân là quan trọng để chọn phương pháp điều trị và phòng ngừa, giảm rủi ro.
Thở gấp thường liên quan đến bệnh lý phổi, tim mạch, căng thẳng tinh thần, hoặc vận động mạnh. Xác định nguyên nhân là quan trọng để chọn phương pháp điều trị và phòng ngừa, giảm rủi ro.
Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, thở gấp là tình trạng người bệnh thở nhanh hơn mức bình thường, với nhịp thở tăng cao, hơi thở ngắn, không đều, thậm chí kèm theo khó thở, đau tức ngực, lồng ngực lõm, da tái xanh hoặc xám. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, và trong một số trường hợp, nếu không được xử lý kịp thời, có thể đe dọa đến tính mạng.
Có nhiều yếu tố có thể gây thở gấp, thở nhanh hơn bình thường, bao gồm:
Căng thẳng, lo lắng: Khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, tim có thể đập nhanh và hơi thở trở nên gấp gáp. Đây là hiện tượng thường không nguy hiểm và nhịp thở sẽ trở lại bình thường khi áp lực giảm đi.
Vận động mạnh: Tập luyện cường độ cao hoặc vận động mạnh làm cơ thể cần nhiều oxy hơn, dẫn đến thở nhanh hơn. Khi ngừng vận động và cơ thể được nghỉ ngơi, nhịp thở sẽ ổn định lại.
Dị ứng: Phản ứng dị ứng có thể kích thích hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng như ngứa mũi, hắt xì, ho, và thở gấp.
Bệnh lý: Nếu bạn thở gấp khi đang nghỉ ngơi và không có yếu tố căng thẳng, đó có thể là triệu chứng của các bệnh lý như:
Nếu thở gấp xảy ra thường xuyên và kéo dài, bạn nên đi khám sớm vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, cần được xử lý và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, bạn có thể tự kiểm tra nhịp thở tại nhà bằng cách đếm số lần thở và so sánh với mức trung bình của người khỏe mạnh. Cụ thể:
Nếu nhịp thở của bạn thường xuyên vượt quá các mức này, bạn nên đi khám bác sĩ.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ các khu vực như đầu, cổ, tim, phổi và bụng, và có thể yêu cầu xét nghiệm như X-quang ngực, CT, điện tâm đồ, hoặc xét nghiệm máu. Sau khi nhận được kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.Các biện pháp điều trị thở gấp có thể bao gồm:
Việc theo dõi và điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát thở gấp và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.
Bạn có thể kiểm soát và phòng ngừa thở gấp bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur