Nhược thị, còn được gọi là bệnh mắt lười, là tình trạng giảm thị lực do phát triển thị giác không hoàn thiện, dẫn đến suy giảm chức năng của mắt. Thường thì, nhược thị chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt.
Nhược thị, còn được gọi là bệnh mắt lười, là tình trạng giảm thị lực do phát triển thị giác không hoàn thiện, dẫn đến suy giảm chức năng của mắt. Thường thì, nhược thị chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt.
Thoe chia sẻ từ Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, bệnh nhược thị mắt được phân thành hai loại: nhược thị chức năng và nhược thị thực thể. Nhược thị chức năng là tình trạng thị lực của mắt có thể được cải thiện sau một thời gian điều trị và khôi phục chức năng. Trái lại, nhược thị thực thể là tình trạng mắt không thể hoàn toàn phục hồi trở lại trạng thái bình thường. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, nhược thị có thể dẫn đến tình trạng mù lòa vĩnh viễn.
Nhược thị có thể xuất phát từ tật khúc xạ và các vấn đề mắt khác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Không phải mọi dấu hiệu đều rõ ràng và có thể nhận ra bằng mắt thường, trừ khi chúng ta chú ý quan sát cẩn thận. Việc nhận biết các triệu chứng của nhược thị là một phần quan trọng giúp phát hiện sớm và tăng cơ hội thành công trong quá trình điều trị.
Mắt lác thường được xem là biểu hiện dễ nhận thấy nhất của nhược thị. Các triệu chứng bao gồm việc nheo mắt, cảm giác mỏi mắt, hoặc có tật nháy mắt. Mắt có thể nhìn lệch và đôi khi cần phải nghiêng đầu để nhìn thẳng.
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nhược thị không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp mà còn gây trở ngại cho công việc và sinh hoạt, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc một trong hai mắt không hoạt động sẽ dẫn đến suy giảm hoặc mất chức năng thị giác hai mắt. Mắt bị nhược thị sẽ khiến mắt còn lại trở thành "mắt duy nhất", làm mất đi một mắt dự phòng khi gặp phải bất kỳ bệnh lý hay tổn thương nào. Hơn nữa, thị lực, khả năng phản xạ, và khả năng cảm nhận chiều sâu sẽ được cải thiện khi nhìn bằng cả hai mắt. Nhược thị nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng không thể chữa khỏi, thậm chí làm hỏng mắt hoặc gây ra mù lòa.
Để chữa trị vấn đề nhược thị, bác sĩ cần tiến hành một quá trình kiểm tra kỹ lưỡng để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh như đục thủy tinh thể, cận thị, viễn thị, và các vấn đề tương tự. Sau đó, một phác đồ điều trị sẽ được lập ra, bao gồm sự hợp tác giữa bác sĩ và gia đình để đảm bảo việc điều trị mang lại kết quả tốt nhất.
Trong một số trường hợp, việc phẫu thuật có thể được đề xuất để loại bỏ các nguyên nhân gây ra nhược thị như đục giác mạc, loét giác mạc, đục thủy tinh thể, hoặc sụp mi. Sau đó, việc điều trị nhược thị sẽ tiếp tục theo một phác đồ chuẩn bao gồm các bước sau:
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur