Nhiễm trùng đường tiểu có gây nguy hiểm? Những lưu ý phòng tránh

Thứ tư, 27/11/2024 | 11:00

Nhiễm trùng đường tiểu có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi hay nhóm người nào. Các triệu chứng bệnh thường gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy, liệu nhiễm trùng đường tiểu có nguy hiểm không và làm thế nào để phòng tránh bệnh?

01732680314.jpeg
Nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng

Tìm hiểu về nhiễm trùng đường tiểu

Theo Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nhiễm trùng đường tiểu là khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu, tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào, nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Khi vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong hệ thống này, nhưng niệu đạo và bàng quang (đường tiết niệu dưới) thường dễ bị viêm nhiễm hơn. Viêm niệu quản và viêm thận (đường tiết niệu trên) ít gặp hơn nhưng thường nghiêm trọng, có thể gây ra các biến chứng như tổn thương thận, tăng huyết áp và suy thận trong trường hợp nặng.

Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Cảm giác nóng rát, khó chịu, đau buốt khi tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần ít.
  • Nước tiểu có sự thay đổi: Đục, có lẫn máu hoặc mùi nồng.

Nhiễm trùng đường tiểu có gây nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiểu cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu không, bệnh có thể trở nên khó chữa, dễ tái phát và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “Nhiễm trùng đường tiểu có nguy hiểm không?” là “Có”. Cụ thể, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Viêm bể thận cấp: Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây tử vong.
  • Áp xe thận, suy thận, suy nhược cơ thể: Có thể dẫn đến hoại tử thận.
  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây sốt, hạ huyết áp, và tử vong. Các triệu chứng có thể bao gồm đau lưng, đau hông, sốt, buồn nôn, và trong trường hợp nặng, có thể gây suy đa tạng hoặc hôn mê.
  • Suy thận cấp: Là biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tắc mạch phổi hoặc đột quỵ, đe dọa tính mạng.
  • Phụ nữ mang thai: Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây sinh non, sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu như thế nào?

11732680314.jpeg
Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Uống đủ nước: Người trưởng thành nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để giúp thận loại bỏ độc tố và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
  • Không nhịn tiểu: Nhịn tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bạn nên đi tiểu khi có cơn buồn tiểu.
  • Hạn chế bia rượu, cà phê: Những đồ uống này có thể làm tăng tần suất đi tiểu và nguy cơ mất nước.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Đặc biệt với phụ nữ, nên lau vùng kín từ trước ra sau và sử dụng khăn sạch.
  • Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn: Điều này giúp tránh nhiễm khuẩn từ nước trong bồn tắm.
  • Chọn đồ lót thoáng mát: Mặc đồ lót chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và vừa vặn để tránh vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh vùng kín trước và sau quan hệ: Giúp loại bỏ mầm bệnh hiệu quả.

Lưu ý phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thay bỉm và tã thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển.
  • Điều trị sớm các vấn đề như hẹp bao quy đầu (bé trai) hoặc dính môi (bé gái).
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.
  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ rau quả để tránh táo bón.
  • Nếu trẻ có triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, cần điều trị phối hợp để giảm nguy cơ tái phát.

Các biện pháp trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng đường tiểu và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tự ý sử dụng thuốc.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ, phụ huynh cần tránh tự ý thực hiện mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Hiện nay, ngoài viên nang, viên nén và hỗn dịch, nhiều loại được bào chế thuốc dạng viên sủi, như paracetamol giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Đăng ký trực tuyến