Những bệnh lý thường gặp do phế cầu khuẩn gây ra

Thứ sáu, 25/04/2025 | 10:04

Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, các bệnh lý thứ phát do viêm phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngay cả sau khi điều trị, người bệnh vẫn có thể đối mặt với những di chứng kéo dài.

01745551337.jpeg
Bệnh lý do viêm phế cầu khuẩn có thể gây ra các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả

Phế cầu khuẩn là gì và các bệnh lý thường gặp

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, phế cầu khuẩn, có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae, là loại vi khuẩn thường cư trú trong vùng mũi họng của người khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể phát triển và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Đặc biệt, nếu nhiễm phải chủng phế cầu kháng kháng sinh, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, đồng thời người bệnh có nguy cơ cao gặp phải biến chứng hoặc di chứng lâu dài. Dưới đây là những bệnh lý phổ biến do phế cầu khuẩn gây ra:

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng khu vực phía sau màng nhĩ. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, quấy khóc, đau tai, tai chảy dịch mủ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, mất thính lực, thậm chí lan đến não gây viêm màng não hoặc viêm não.

Viêm phổi

Viêm phổi do phế cầu thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch. Dấu hiệu điển hình gồm sốt, ho, khó thở, đau tức ngực, ớn lạnh, cứng cổ và mất tỉnh táo. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ hoặc dẫn đến suy hô hấp, tổn thương phổi nặng ở người lớn.

Viêm màng não

Là bệnh lý rất nguy hiểm với tỷ lệ kháng kháng sinh cao, gây khó khăn trong điều trị. Trẻ dưới 5 tuổi mắc viêm màng não do phế cầu có tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn khoảng 70%. Nếu điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong vẫn có thể lên đến 15%. Biểu hiện gồm sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ. Biến chứng nặng gồm tổn thương thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch, áp xe não,…

Viêm xoang

11745551337.jpeg
Các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, bệnh phổ biến ở người trưởng thành, với các triệu chứng như đau đầu, nghẹt mũi, chảy dịch mủ màu vàng hoặc xanh. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm xoang có thể dẫn đến nhiễm trùng ổ mắt, viêm màng não, áp xe não, và có thể đe dọa tính mạng.

Viêm khớp nhiễm trùng

Vi khuẩn phế cầu cũng có thể xâm nhập vào khớp gây viêm nhiễm. Người bệnh thường cảm thấy đau tại khớp, đau tăng khi vận động, kèm theo sốt, môi khô, lưỡi bẩn, rét run và hơi thở có mùi.

Nhiễm khuẩn huyết

Là biến chứng nghiêm trọng sau viêm phổi, với tỷ lệ tử vong lên đến 20 - 50%. Triệu chứng gồm sốt cao, đau cơ, lơ mơ, không tỉnh táo. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến suy đa cơ quan, sốc nhiễm trùng và tử vong.

Phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn như thế nào?

Để phòng tránh nhiễm phế cầu khuẩn và các bệnh lý liên quan, cần tuân thủ các biện pháp sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các bề mặt nơi công cộng.
  • Đeo khẩu trang để che chắn vùng mũi, miệng, đặc biệt khi ra ngoài hoặc đến nơi đông người.
  • Tránh tiếp xúc gần với người đang mắc các bệnh lý đường hô hấp, bao gồm cả những trường hợp nhiễm phế cầu hoặc bệnh lý khác để hạn chế lây nhiễm.
  • Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá thụ động.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa phế cầu khuẩn là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Việc chủ động tiêm ngừa giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nếu có nhiễm, triệu chứng cũng nhẹ hơn, dễ điều trị hơn.

Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi là đối tượng cần đặc biệt được tiêm phòng đầy đủ. Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thực hiện tiêm vắc xin theo đúng lịch khuyến cáo.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: phế cầu khuẩn
Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến