Các vấn đề về mũi và xoang thường gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các dấu hiệu của viêm xoang mũi dị ứng, cũng như những phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Các vấn đề về mũi và xoang thường gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các dấu hiệu của viêm xoang mũi dị ứng, cũng như những phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Theo chia sẻ từ Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, viêm xoang mũi dị ứng, hay còn gọi là viêm xoang dị ứng, là tình trạng niêm mạc trong các xoang mũi bị kích thích bởi các yếu tố gây dị ứng, dẫn đến viêm và phù nề. Khi niêm mạc bị viêm, dịch nhầy trong xoang không thể thoát ra ngoài mà bị ứ đọng, gây tắc nghẽn xoang và dẫn đến viêm.
Triệu chứng của viêm xoang mũi dị ứng có thể xuất hiện theo mùa, thường vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết chuyển mùa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp viêm xoang mũi dị ứng kéo dài quanh năm, khi người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng bất cứ khi nào tiếp xúc với các tác nhân gây viêm.
Nghẹt mũi và ngứa mũi là hai triệu chứng phổ biến của viêm xoang mũi dị ứng. Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu khác cần lưu ý như:
Nếu viêm xoang mũi dị ứng tái phát nhiều lần và trở nặng, có thể dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, đau mặt và giảm khả năng khứu giác.
Phương pháp điều trị viêm xoang mũi dị ứng sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ viêm xoang, bao gồm các phương pháp sau:
Các loại thuốc phổ biến trong điều trị viêm xoang mũi dị ứng gồm:
Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, phẫu thuật chỉ được chỉ định trong trường hợp viêm xoang mũi dị ứng có biến chứng, như viêm xoang mãn tính, phì đại cuốn mũi, hoặc polyp mũi gây nghẹt mũi nghiêm trọng, khó thở và không đáp ứng với thuốc.
Để kiểm soát các triệu chứng và dấu hiệu viêm xoang mũi dị ứng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
Các yếu tố môi trường như lông thú nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc và khói thuốc lá là nguyên nhân gây viêm mũi xoang dị ứng. Vì vậy, bạn cần hạn chế tiếp xúc với những tác nhân này trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, cũng cần tránh thực phẩm có tính hàn, thức ăn cay nóng, sữa và chế phẩm từ sữa, vì chúng có thể kích thích cổ họng.
Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên
Không gian sống sạch sẽ rất quan trọng với người bị dị ứng. Bạn nên thường xuyên lau dọn, hút bụi, giặt chăn ga gối nệm, vệ sinh rèm cửa và thảm trải sàn để giảm thiểu bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ.
Tạo không gian sống trong lành
Để duy trì không khí trong lành, bạn có thể sử dụng máy lọc không khí, lắp đặt máy tạo độ ẩm khi dùng điều hòa, hoặc đơn giản là mở cửa sổ để tăng cường lưu thông không khí và hạn chế sự tích tụ bụi bẩn trong nhà.
Cẩn thận trong sinh hoạt
Khi tắm, bạn cần tránh để nước chảy vào mũi và tai. Khi ngủ, không nên để quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào người và tránh ngủ ở những nơi có gió lùa. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý rửa tay và vệ sinh mũi họng thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là ở nơi đông người.
Tăng cường sức đề kháng
Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, và tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, bạn nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm và tránh căng thẳng, vì stress có thể làm tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur