Những điều cần biết về thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Thứ bảy, 22/03/2025 | 09:42

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có nhiều loại, với tác dụng chính là tạo lớp màng bao phủ niêm mạc, hỗ trợ làm lành và ngăn ngừa tổn thương. Nhờ đó, thuốc giúp cải thiện viêm loét dạ dày và bảo vệ đường tiêu hóa hiệu quả.

01742611667.jpeg
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp cải thiện viêm loét dạ dày

Nguyên nhân và triệu chứng của viêm loét dạ dày

Nguyên nhân

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm loét dạ dày chủ yếu do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây hại.

Acid HCl, Pepsin, vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), một số loại thuốc (như thuốc chống viêm), rượu bia, thuốc lá... thuộc nhóm tác nhân gây bệnh.

Trong khi đó, chất nhầy Mucin, Bicarbonat, hệ mao mạch trên niêm mạc dạ dày và lớp tế bào biểu mô giúp bảo vệ dạ dày.

Khi yếu tố bảo vệ suy yếu trước tác nhân gây bệnh, niêm mạc dạ dày tổn thương, dẫn đến viêm loét dạ dày.

Triệu chứng

  • Đầy hơi, tiêu hóa kém.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Chán ăn, ăn không ngon.
  • Ợ chua, ợ hơi.
  • Nóng rát vùng thượng vị.
  • Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón).
  • Khó ngủ, mất ngủ.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là nhóm thuốc gì?

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp tạo lớp màng bao phủ, hỗ trợ làm lành vết loét. Chúng thường thuộc các nhóm sau:

  • Nhóm thuốc kháng tiết axit: Bao gồm thuốc ức chế Histamin H2 và Proton Pump Inhibitor, có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, giúp giảm đau bụng, nóng rát vùng thượng vị và hỗ trợ điều trị viêm loét.
  • Nhóm thuốc trung hòa axit: Giúp trung hòa lượng axit dư thừa, giảm cảm giác đau rát khó chịu. Chúng thường được dùng cho người viêm loét dạ dày hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, lạm dụng có thể che lấp triệu chứng bệnh và gây tác dụng phụ như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Nhóm thuốc tạo màng bảo vệ vùng loét: Tạo lớp màng bảo vệ trên niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tổn thương tiến triển. Khi vào cơ thể, thuốc liên kết với protein mang điện tích dương, hình thành lớp nhầy bao phủ, hỗ trợ làm lành vết loét.

Những lưu ý hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

11742611667.jpeg
Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Uống thuốc đúng chỉ định và theo dõi tiến triển

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, để thuốc phát huy tối đa hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Đồng thời, việc tái khám định kỳ giúp theo dõi tiến triển của bệnh sau quá trình điều trị.

Thời gian dùng thuốc thường kéo dài 2–4 tuần, tùy theo tình trạng từng người. Ngay cả khi triệu chứng đã giảm, không nên tự ý ngừng thuốc mà cần kiên trì hoàn thành toàn bộ liệu trình.

Sau khi kết thúc đợt điều trị, dù triệu chứng cải thiện rõ rệt, người bệnh vẫn nên tái khám theo lịch hẹn để được kiểm tra và tư vấn chi tiết, giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ làm lành dạ dày

Một số thực phẩm như nha đam, nghệ vàng, nghệ đen có thể giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ dị ứng hoặc phản ứng không mong muốn.

Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Để hỗ trợ cải thiện bệnh, cần:

  • Hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá và tránh các chất kích thích.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc trong bữa ăn.
  • Ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, duy trì giấc ngủ 6–8 tiếng mỗi ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài.
  • Ưu tiên thực phẩm chế biến mềm, dễ tiêu hóa.
  • Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Thăm khám khi có dấu hiệu bất thường

Khi xuất hiện triệu chứng bất thường ở dạ dày, cần thăm khám sớm để kiểm soát bệnh kịp thời, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Ngay cả khi đã kết thúc liệu trình, duy trì khám sức khỏe định kỳ là thói quen quan trọng để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: dạ dày
Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến