Thuốc Fluoxetine là gì? Thuốc Fluoxetine được dùng trong những trường hợp nào? Chú ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng fluoxetine? Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về thuốc Fluoxetine trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!
Thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc thu hồi serotonin, làm tăng nồng độ serotonin, từ đó cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân trầm cảm.
Công dụng của thuốc Fluoxetine
Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, thuốc Fluoxetine được dùng trên những bệnh nhân trong các trường hợp:
Mắc bệnh trầm cảm.
Hội chứng hoảng sợ.
Chứng ăn vô độ.
Rối loạn xung lực cưỡng bức – ám ảnh.
Trường hợp không nên dùng thuốc Fluoxetine
Dị ứng với fluoxetine hoặc bất cứ thành phần nào khác có trong công thức thuốc.
Không dùng trên đối tượng suy thận nặng (độ thanh thải creatinin Clcr < 10 ml/phút).
Với những đối tượng đang dùng các thuốc ức chế MAO (dùng hai loại thuốc này phải cách nhau ít nhất 5 tuần)
Hoặc nếu người đã từng bị động kinh hoặc đối tượng là phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc
Cách dùng thuốc Fluoxetine hiệu quả
Cách dùng
Fluoxetine thường được dùng theo đường uống.
Nên dùng thuốc với một cốc nước.
Liều dùng
Điều trị trầm cảm
Bắt đầu liều 20 mg/ngày.
Uống 1 lần vào buổi sáng.
Lưu ý một số người bệnh có thể dùng liều thấp hơn, cụ thể 5 mg/ngày hoặc 20 mg cách 2 hoặc 3 ngày/ lần).
Duy trì liều được thay đổi theo đáp ứng lâm sàng của mỗi người. Thông thường sau một vài tuần mới đạt được hiệu quả điều trị đầy đủ. Do vậy không nên tăng liều thường xuyên.
Hội chứng hoảng sợ
Liều bắt đầu 10 mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng.
Sau 1 tuần điều trị có thể tăng lên 20 mg/ngày.
Trường hợp không có dấu hiệu cải thiện trong một vài tuần điều trị có thể tăng liều fluoxetine lên 60 mg/ngày.
Đối với chứng ăn vô độ
Liều 60 mg/ngày có thể uống 1 lần vào buổi sáng hoặc chia làm nhiều lần trong ngày.
Điều trị hội chứng xung lực cưỡng bức ám ảnh
Bắt đầu liều 20 mg/ngày.
Thông thường phải mất vài tuần mới đạt được đáp ứng điều trị đầy đủ.
Lưu ý liều >20 mg phải chia làm 2 lần uống, sáng và chiều.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể cần liều cao tới 80 mg/ngày. Tuy nhiên, quan trọng là bao giờ cũng cần vài tuần (4 – 6 tuần) để đạt được kết quả về điều trị với 1 liều đã cho.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hoàng Duyên lưu ý: Liều chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân nên tuân thủ chính xác liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
Tác dụng phụ
Mệt mỏi, chóng mặt, ra mồ hôi.
Liệt dương, không có khả năng xuất tinh, giảm tình dục.
Buồn nôn, ỉa chảy, chán ăn.
Phát ban da, ngứa.
Run.
Tình trạng bồn chồn, mất ngủ, lo sợ.
Nhức đầu.
Nôn, rối loạn tiêu hóa, khô miệng.
Mề đay
Co thắt phế quản/phản ứng dạng hen.
Bí tiểu tiện.
Ngất, bệnh huyết thanh.
Loạn nhịp tim, mạch nhanh, viêm mạch.
Phản ứng ngoại tháp, rối loạn vận động, hội chứng Parkinson, dị cảm, động kinh, hội chứng serotonin.
Giảm hoặc tăng năng tuyến giáp, tăng prolactin huyết, chứng to vú đàn ông, chứng tiết nhiều sữa.
Lưu ý tránh dùng đồng thời với các chất ức chế MAO. Chỉ nên bắt đầu dùng thuốc này khi đã thải trừ fluoxetine hoàn toàn (ít nhất 5 tuần). Thận trọng giảm liều cho người bệnh mắc bệnh gan hoặc suy giảm chức năng gan.
Thận trọng khi dùng cho trẻ em hoặc thiếu niên <18 tuổi vì thuốc có liên quan đến hành vi tự tử (cố ý tự tử hoặc có ý muốn tự tử).
Ngoài ra, thuốc có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng suy xét, phán đoán, suy nghĩ hoặc khả năng vận động, nên phải thận trọng khi lái xe, vận hành máy hoặc những công việc cần tỉnh táo.
Không nên đứng dậy đột ngột khi đang nằm hoặc ngồi vì thuốc có thể gây chóng mặt hoặc nhức đầu
Chú ý, fluoxetine có thể gây hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường.
Thận trọng với người bệnh đã từng bị bệnh động kinh, do fluoxetine
có thể hạ thấp ngưỡng gây cơn động kinh.
Các đối tượng sử dụng đặc biệt
Phụ nữ mang thai
Vẫn chưa xác định tính an toàn của fluoxetine đối với người mang thai. Do đó, phải tránh dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai, trừ khi không có thuốc nào khác an toàn hơn.
Phụ nữ cho con bú
Thuốc có phân bố vào sữa mẹ. Do vậy có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Vì thế, không nên dùng fluoxetine cho phụ nữ đang cho con bú hoặc không nên cho con bú khi đang dùng thuốc.
Xử trí khi quá liều Fluoxetine
Dấu hiệu khi quá liều fluoxetine
Khi uống quá liều fluoxetine, triệu chứng chủ yếu là buồn nôn, nôn.
Ngoài ra, cũng thấy triệu chứng kích động, hưng cảm nhẹ và các dấu hiệu kích thích TKTW.
Xử trí khi quá liều fluoxetine
Chủ yếu là tập trung điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Có thể cho dùng than hoạt và sorbitol.
Lưu ý duy trì hô hấp, hoạt động tim và thân nhiệt.
Ngoài ra, nếu cần, có thể dùng thuốc chống co giật như diazepam.
Xử trí khi quên một liều Fluoxetine
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều fluoxetine.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Cách bảo quản
Để thuốc fluoxetine tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.
Không dùng thuốc có dấu hiệu ẩm mốc, thay đổi màu sắc.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Fluoxetine trong điều trị trầm cảm, chứng ăn vô độ được tổng hợp từ tin tức y tế. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?