Panactol (paracetamol): Giảm sốt và giảm đau hiệu quả

Thứ hai, 14/08/2023 | 15:26

Thuốc Panactol (paracetamol) là gì? Thuốc Panactol được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu thật kĩ về thuốc Panactol trong bài viết dưới đây nhé!

01692002067.png

Thuốc Panactol 650 mg

Thành phần hoạt chất: Paracetamol

Thuốc có thành phần tương tự: Panadol, Paracetamol,…

1. Panactol là thuốc gì?

Theo các Dược sĩ Nhà thuốc cho biết, thuốc giảm đau hạ sốt Panactol được bào chế với nhiều hàm lượng: 325 mg, 500 mg, 650 mg. Thuốc Panactol được trình bày dưới đây là thuốc có chứa paracetamol với hàm lượng là 650 mg.

2. Chỉ định của thuốc Panactol

  • Thuốc Panactol có tác dụng làm giảm đau trong các cơn đau như: đau đầu, đau nửa đầu, đau họng.
  • Ngoài ra, Panactol còn được dùng để điều trị tình trạng đau bụng kinh, đau sau nhổ răng hoặc các thủ thuật nha khoa, đau răng.
  • Không những vậy, thuốc còn được chỉ định trong điều trị tình trạng đau nhức cơ, gân, đau do chấn thương, đau do viêm khớp, viêm xoang, đau nhức do cảm lạnh, cảm cúm.

3. Trường hợp không nên dùng thuốc Panactol

Quá mẫn với paracetamol hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong công thức của thuốc.

Không dùng thuốc trên đối tượng bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

4. Cách dùng thuốc Panactol hiệu quả

4.1. Cách dùng

  • Thuốc Panactol được bào chế dưới dạng viên uống.
  • Dùng thuốc với một cốc nước với dung tích vừa đủ.
  • Uống thuốc cách mỗi 4 – 6 giờ nếu cần và khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống là 4 giờ.
  • Lưu ý, tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

4.2. Liều dùng

Đối tượng là người lớn:

  • Liều dùng: uống 1 viên.
  • Không dùng quá 6 viên/ngày.

Với trẻ em trong độ tuổi từ 7 – 12

  • Liều dùng: uống ½ viên.
  • Không dùng quá 3 viên/ngày.

Lưu ý dùng thuốc trong một số trường hợp:

  • Không dùng thuốc để tự điều trị giảm đau > 10 ngày ở người lớn và > 5 ngày ở trẻ em,  hoặc tình trạng sốt cao (39,5oC) > 3 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin Crcl < 10 ml/ phút) thì khoảng cách giữa các liều uống phải ít nhất là 8 giờ, nghĩa là tối đa chỉ dùng 3 lần/ ngày.

5. Tác dụng phụ

  • Đôi khi có gây ra phản ứng dị ứng.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Một vài trường hợp có thể giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu.
  • Ngoài ra, có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.

6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Panactol

  • Thuốc chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
  • Các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin).
  • Isoniazid.
  • Uống rượu nhiều và dài ngày làm tăng độc tính trên gan của paracetamol.

7. Những lưu ý khi dùng thuốc Panactol

Tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam trên đối tượng:

  • Bị phenylceton – niệu.
  • Người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể.

Với một số người bệnh quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.

Dùng thận trọng ở người bệnh đã bị thiếu máu từ trước, người suy giảm chức năng gan và thận.

Lưu ý, uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của thuốc. Do đó, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt

8.1. Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc Panactol vẫn chưa được báo cáo về gây tác động phụ lên hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ,..

11692002067.jpeg

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Tuy nhiên, theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Panactol cho các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như lái xe hoặc vận hành máy móc.

8.2. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

Phụ nữ mang thai

Vẫn chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén.

Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.

Phụ nữ cho con bú

Paracetamol bài tiết vào sữa mẹ như mọi thuốc khác.

Do đó, có thể làm tăng nguy cơ của chất kháng histamin đối với trẻ sơ sinh và trẻ sinh non

Cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ trên trẻ đồng thời nhận tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc

9. Xử trí khi quá liều Panactol

9.1. Quá liều Paracetamol

Do dùng 1 liều duy nhất gây độc hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (7,5 – 10 g/ngày/1 – 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày.

Tình trạng hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Một số triệu chứng biểu hiện của quá liều:

  • Buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.

9.2. Cách xử trí

  • Khi nhiễm độc paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực.
  • Đầu tiên, cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống để hạn chế sự hấp thu của thuốc vào cơ thể.
  • Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N – acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch và phải cho dùng thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống.
  • Điều trị với N – acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian < 10 giờ sau khi uống paracetamol.
  • Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.

10. Xử trí khi quên một liều Panactol

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

11. Cách bảo quản

  • Để thuốc Panactol tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Panactol được tổng hợp từ tin tức y tế. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến