Sốt đau bụng do đâu? Làm thế nào để xử trí đúng cách?

Thứ sáu, 08/11/2024 | 10:27

Sốt đau bụng là vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể tự khỏi mà không cần thuốc. Tuy nhiên, nếu kèm theo triệu chứng bất thường, bạn không nên chủ quan. Bài viết dưới đây sẽ giải thích nguyên nhân và cách xử trí phù hợp.

01731036768.jpeg
Sốt đau bụng là vấn đề sức khỏe phổ biến

Nguyên nhân nào gây ra sốt đau bụng?

Theo chia sẻ từ Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, khi gặp phải cơn đau bụng kèm theo sốt, bạn không nên chủ quan, vì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số nguyên nhân gây sốt đau bụng gồm:

Tiêu chảy cấp: Căn bệnh này có thể do virus, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể khi ăn phải thực phẩm không vệ sinh hoặc bị ôi thiu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm nôn, mệt mỏi, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng có thể lẫn máu hoặc dịch nhầy.

Viêm đại tràng: Đây là tình trạng vi khuẩn gây viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc đại tràng. Biểu hiện của bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ viêm. Trường hợp viêm đại tràng do trực khuẩn, người bệnh có thể gặp phải sốt đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể dẫn đến mất nước, suy kiệt.

Trào ngược dạ dày: Đây là một vấn đề phổ biến của dạ dày, xảy ra khi dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Triệu chứng điển hình gồm ợ nóng, buồn nôn, đau thượng vị, đau tức ngực, chán ăn và có thể kèm theo sốt nhẹ.

Hội chứng ruột kích thích: Căn bệnh này có thể liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ ăn uống không lành mạnh, căng thẳng kéo dài hoặc thay đổi nội tiết tố. Các triệu chứng phổ biến bao gồm chướng bụng, táo bón, sốt đau bụng, mệt mỏi, đau nhức cơ, và mất ngủ.

Tắc ruột: Đây là một tình trạng nguy hiểm thường gặp ở trẻ em từ 3 tháng đến 2 tuổi. Triệu chứng điển hình của tắc ruột bao gồm nôn ói, ớn lạnh, sốt, và đau bụng dữ dội. Người bị tắc ruột cần được cấp cứu kịp thời để tránh nguy cơ thủng ruột, hoại tử ruột và bảo vệ tính mạng.

Viêm ruột thừa: Ban đầu, người bệnh có cảm giác đau quanh rốn, sau đó cơn đau chuyển xuống vùng hố chậu phải. Đau ngày càng tăng dần và có thể gây sốt. Nếu không được xử trí sớm, tình trạng này có thể dẫn đến vỡ ruột, hình thành vết rách trong ruột khiến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm nghiêm trọng.

11731036768.jpeg
Các bệnh lý gây ra sốt đau bụng

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Theo Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đây là một nguyên nhân phổ biến gây sốt đau bụng. Người bệnh có thể cảm thấy đau bụng dưới, đau khi tiểu, nước tiểu có màu đục hoặc lẫn máu. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến viêm thận, vô sinh hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bệnh liên quan đến phổi: Khi gặp phải đau bụng kèm theo sốt nhẹ, khó thở, ho có đờm trong họng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến phổi như viêm phổi hoặc các bệnh phổi khác. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng.

Các nguyên nhân khác: Một số bệnh lý khác như bệnh gan mật, viêm tụy, lao ruột, viêm phúc mạc, hoặc chửa ngoài tử cung cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng kèm theo sốt. Những bệnh này cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bị sốt đau bụng thì phải làm sao?

Như đã đề cập, sốt đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các bệnh lý nghiêm trọng. Việc chỉ dựa vào triệu chứng này để xác định nguy hiểm là rất khó. Do đó, khi bị sốt kèm đau bụng, bạn cần theo dõi các triệu chứng khác và nếu có sự bất thường, hãy đi khám ngay.

Trong trường hợp đau bụng kèm tiêu chảy, bệnh nhân cần uống nhiều nước và bổ sung điện giải bằng oresol hoặc nước dừa. Đồng thời, hạn chế ăn thực phẩm cay nóng. Khi cơn đau trở nên nghiêm trọng và kéo dài, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám kịp thời.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết như siêu âm, chụp MRI, X-quang ổ bụng hoặc xét nghiệm máu để đưa ra chẩn đoán chính xác và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây sốt đau bụng và cách xử trí khi gặp phải. Nếu được xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: sốt đau bụng
Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ, phụ huynh cần tránh tự ý thực hiện mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Hiện nay, ngoài viên nang, viên nén và hỗn dịch, nhiều loại được bào chế thuốc dạng viên sủi, như paracetamol giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Đăng ký trực tuyến