Suy giãn tĩnh mạch và chế độ ăn uống: Những điều cần biết

Thứ hai, 03/04/2023 | 14:43

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh thường ít khi điều trị triệt để và có nguy cơ tái phát cao, bệnh cần kiên trì điều trị và kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể cải thiện triệu chứng của bệnh.

Vậy nên, câu hỏi nên ăn gì cũng như nên kiêng ăn những gì là một câu hỏi được nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch quan tâm đến.Bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời những câu hỏi đó.

01680508252.jpeg

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện triệu chứng

1. Những thực phẩm bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên kiêng

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tĩnh mạch là mạch máu có các van 1 chiều ở bên trong có khả năng đóng - mở để giữ cho máu lưu thông về tim. Trong trường hợp van hay là thành trong tĩnh mạch bị yếu đi hoặc chịu tổn thương sẽ khiến máu bị ứ đọng, tệ hơn là bị chảy ngược dòng, và lâu ngày dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân.

Những người bệnh suy giãn tĩnh mạch  nên tránh dùng một số loại thực phẩm sau đây để tránh tình trạng trở nên nặng nề hơn:

  • Thực phẩm có nhiều đường và tinh bột: loại thực phẩm này sẽ làm suy giảm hoạt động của những chất chống oxy hóa, khiến cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh
  • Thực phẩm có nhiều muối và dầu mỡ: loại này làm cản trở lưu thông máu
  • Thức uống chứa cồn như rượu, bia: chúng gây rối loạn tuần hoàn máu, làm tình trạng bệnh tiên triển nhanh

2. Những thực phẩm bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên sử dụng

2.1. Thực phẩm nhiều chất xơ

Chất xơ vô cùng có lợi cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch vì nó có tác dụng ngăn ngừa táo bón, bởi khi táo bón thì cơ bụng cũng như cơ chân sẽ phải hoạt động mạnh hơn bình thường, vô tình tạo áp lực lên những tĩnh mạch vùng thấp, làm chúng dễ bị suy giãn. Còn nếu tăng cường sử dụng chất xơ sẽ giúp người bệnh tiêu hóa tốt, hết táo bón và làm giảm thiểu triệu chứng của bệnh

Những thực phẩm chứ nhiều chất xơ bao gồm: rau, củ, măng tây, hạt chia, hạt lanh, các loại đậu, yến mạch, gạo lứt, lúa mì, các loại trái cây,…

2.2. Thực phẩm chứa hợp chất flavonoid

Người bị suy giãn tĩnh mạch được khuyến nghị nên dùng những thực phẩm có chứa hợp chất flavonoid vì hợp chất này làm bền thành mạch, giảm áp lực của động mạch, bảo vệ chức năng gan, giải độc, hỗ trợ lưu thông các mạch máu,...

Hợp chất flavonoid có mặt trong những thực phẩm như là: tỏi, trà xanh, các loại trái cây, các loại rau, cacao, cây kiều mạch,...

2.3. Thực phẩm dồi dào vitamin C, E và kali

Theo tin tức y dược Vitamin C giúp hỗ trợ sản sinh collagen cũng như elastin, đây là hai hoạt chất đóng vai trò quan trọng đối với sự bền vững và sự đàn hồi của thành mạch. Vitamin E thì có thể giúp loãng máu tự nhiên, từ đó sẽ ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông bên trong tĩnh mạch, vậy nên chúng rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Còn kali sẽ giảm sự giữ nước trong cơ thể phần nào cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Những thực phẩm chứa các thành phần đó bạn nên sử dụng như là:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: ổi, ớt chuông, cám, quýt, đu đủ, rau cải, bưởi, dâu tây,...
  • Thực phẩm giàu vitamin E: hạnh nhân, củ cải, rau bina, hạt dẻ, đu đủ, quả bơ, dầu thực vật,...
  • Thực phẩm giàu kali: đậu lăng, hạnh nhân, khoai tây, cá ngừ, cá hồi, các loại rau,...
11680508252.jpeg

Ớt chuông chứa nhiều vitamin C giúp cho thành mạch bền vững và đàn hồi

2.4. Những lưu ý khác trong chế độ ăn

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch còn có thể bổ sung thêm thực phẩm nhiều rutin như là hoa hòe, trà xanh hay các loại rau xanh,... để có thể chống lại tình trạng xơ vữa, giòn và giãn tĩnh mạch

Uống nhiều nước ( tối thiểu 2 lít/ngày)

3. Người suy giãn tĩnh mạch và những lưu ý quan trọng

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Bên cạnh việc nên ăn và không nên ăn gì, bệnh nhân cũng cần chú ý đến thói quen sinh hoạt để hỗ trợ cho quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn và phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Một số lưu ý về thói quen sinh hoạt bạn cần quan tâm đến là:

  • Đạp xe, đi bộ đều đặn hằng ngày
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý, tránh để cơ thể bị thừa cân, béo phì
  • Không nên đứng quá lâu tại một chỗ, cần đi lại để máu đượ lưu thông
  • Luyện tập một số bài tập giãn cơ đơn giản
  • Không nên ngâm chân vào nước ấm
  • Ngồi đúng tư thế, tránh ngồi vắt chân
  • Không nên đứng hoặc ngồi lâu quá 1 giờ, cần 5 -10 phút đi lại để thư giãn
  • Hạn chế đi giày cao gót hay mặc quần áo quá bó
  • Gác chân cao khi đi ngủ;
  • Không nên lạm dụng thuốc tránh thai
  • Có thể mang tất y khoa để hỗ trợ
  • Cần đi khám chuyên khoa tim mạch định kỳ tring bình 3 tháng 1 lần để được theo dõi và tư vấn

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Nha đảm tử là một loại thảo dược quý có vị đắng và tính hàn. Đặc tính này giúp ức chế hoạt động của tế bào ung thư và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể điều trị sốt rét, bệnh lỵ, và tiêu chảy kéo dài.
Các biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường

Các biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, hoặc đái tháo đường, đang trở nên phổ biến ở người trẻ. Khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, tê bì ở chân tay, hoặc vết thương không lành, nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, vì có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Đăng ký trực tuyến