Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền

Thứ hai, 03/04/2023 | 10:03

Thuốc y học cổ truyền gồm các loại có nguồn gốc từ thực vật, động vật, khoáng vật và một số chế phẩm hoá học,.... do kinh nghiệm đấu tranh thực tiễn với bệnh tật của nhân dân mà tìm ra.

Số lượng và chất lượng của thuốc tiến bộ cùng với sự phát triển của nền sản xuất của xã hội. Ở Việt Nam ta, trước khi có nền y tế Xã hội chủ nghĩa, đa số thuốc Đông dược đều phải nhập từ bên ngoài, cho tới hiện tại đã tìm và xác định theo khoa học được nhiều loại thuốc có mặt ở trong nước, trong đó có  một số thuốc đã di thực được như: bạch truật, huyền sâm, bạch chỉ, sinh địa,. Qua bài viết sau của giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, chúng ta hãy cùng điểm qua một số lưu ý khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền để đem lại hiệu quả điều trị tốt, hạn chế những tác hại không mong muốn.

01680491487.jpeg

Hiểu rõ về đặc tính của thuốc y học cổ truyền để đưa ra phương thuốc điều trị hiệu quả

I. SỰ QUY KINH CỦA THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

 Quy kinh là tác dụng của vị thuốc đối với các cơ quan khác nhau trong cơ thể, tuy giống nhau về tính năng dược vật (khí, vị,…), nhưng tác dụng chữa bệnh ở các vị trí lại khác biệt nhau.

Ví dụ: Bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn lương, tuy nhiên bệnh nhiệt tại phế, vị hoặc tại đại trường,... lại có các đặc điểm khác nhau nên phải sử dụng các loại thuốc khác nhau tương ứng.

 Sự quy kinh của thuốc căn cứ vào một số điểm sau:

  • Trên cơ sở của hệ thống kinh lạc và tạng phủ để thể hiện sự quy kinh. Quy kinh là đem tác dụng của vị thuốc quan hệ với: ngũ tạng, lục phũ và 12 kinh mạch.

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền từ xưa đến nay, đã tổng kết các triệu chứng thành hội chứng bệnh của từng tạng phủ, kinh lạc, sau đó nghiên cứu tác dụng của thuốc xem quy vào tạng phủ, kinh lạc nào.

Ví dụ: Hạnh nhân, cát cánh chữa các chứng ho hen thuộc bệnh của phế; Táo nhân có tác dụng an thần được quy vào tâm kinh; Cương tằm vào kinh can vì có khả năng chữa co giật.

  • Sự quy kinh lấy lý luận ngũ hành làm cơ sở, đặc biệt là quan hệ giữa ngũ sắc, ngũ vị và ngũ tạng. Ví dụ cam thảo màu vàng, vị ngọt, thường có tác dụng chữa bệnh ở tỳ vị: Mang tiêu vị mặn, có màu đen quy vào thận; Chu sa đắng và đỏ quy vào tâm…
  • Căn cứ vào học thuyết kinh lạc về sự liên quan giữa các đường kinh để thể hiện sự quy kinh:

– Ví dụ: Sài hồ có tác dụng chữa bệnh thuộc đởm kinh đồng thời cũng có tác dụng chữa vào can kinh (sơ can giải uất, thanh can minh mục,...) vì can và đởm có quan hệ biểu lý về tạng phủ và đường kinh.

 – Câu đằng thuộc nhóm thuốc chữa bệnh ở kinh can, có tác dụng bình can tức phong cũng có tác dụng đến tâm bào lạc vì kinh can và kinh tâm bào cũng là kinh quyết âm.

Trên thực tế, có một số vị thuốc có đồng thời nhiều tác dụng khác nhau, chữa được nhiều chứng bệnh vì sự quy kinh của nó vào nhiều tạng phủ, kinh lạc khác nhau, như hạt Sen có tác dụng cầm tiêu chảy, chữa di tinh, an thần vì quy vào kinh tâm, tỳ, thận. Ô mai vào kinh phế, can, tỳ nên với các tác dụng như chữa ho, cầm tiêu chảy, đau bụng,….

Theo tin tức y dược bên cạnh đó, cũng có những vị thuốc quy vào cả 12 kinh như Cam thảo nên thường được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến (sách Thương hàn luận có 250 bài thuốc thì trong đó có đến 120 bài có vị thuốc Cam thảo).

Về đặc điểm tác dụng của thuốc, khi nắm được sự quy kinh có thể giúp cho sự vận dụng các vị thuốc được đầy đủ, chính xác. Biết cách phối hợp của các vị thuốc sau cho phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất, mà bản thân chúng khi sử dụng riêng lại có các tác dụng khác nhau. Ví dụ: Sài hồ, Bạch thược hay phối hợp với nhau vì chúng đều quy vào kinh can (Sài hồ thuộc nhóm thuốc giải biểu, Bạch thược lại là thuốc bổ âm).

II. SỰ CẤM KỴ TRONG KHI DÙNG THUỐC

1. Những vị thuốc cấm kỵ cho phụ nữ thai

a. Loại cấm dùng:

- Ba đậu có tác dụng tả hạ; Khiên ngưu, Đại kích, Thương lục: Tác dụng trục thủy; trục thủy; Tam thất: hoạt huyết,…

- Sạ hương tác dụng phá khí; Nga truật, Thuỷ diệt, Manh trùng: phá huyết,…

b. Loại dùng thận trọng: Bán hạ, Đại hoàng (tả hạ); Đào nhân, Hồng hoa (hoạt huyết); Chỉ thực (phá khí); Phụ tử, Can khương, Nhục quế (đại nhiệt).

11680491487.jpeg

Ba đậu- vị thuốc cấm kỵ khi có thai

– Cam thảo chống: Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại,…

– Ô dầu phản: Bạch cập, Bạch liễm, Bối mẫu, Bán hạ,…

– Lê lô phản: Tế tân, Bạch thược, các loại Sâm,...

2. Cấm kỵ trong khi uống thuốc

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Cát cánh, Ô mai, Cam thảo, Hoàng liên, kiêng ăn thịt lợn; Bạc hà kiêng Ba ba; Phục linh kiêng giấm.

Khi ăn uống chú ý không nên dùng các thức ăn có tác dụng chống lại tác dụng của các vị thuốc.

Ví dụ: Khi dùng thuốc ôn trung trừ hàn (nóng ấm) thì không nên ăn thực phẩm lạnh; dùng thuốc tiêu đạo, kiện tỳ thì không nên ăn chất béo, chất khó tiêu; dùng thuốc an thần không nên sử dụng chất kích thích.

Làm thế nào để khắc phục khô mắt tại nhà hiệu quả?

Làm thế nào để khắc phục khô mắt tại nhà hiệu quả?

Triệu chứng khô mắt gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp trị khô mắt tại nhà. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả nhé.
Kim cang đằng – Vị thuốc chữa đau xương khớp

Kim cang đằng – Vị thuốc chữa đau xương khớp

Cây Kim cang là dược liệu quý từ thiên nhiên, nổi tiếng với khả năng chữa bệnh. Nó có nhiều lợi ích như chống viêm, giải độc, ngừa dị ứng và khử phong thấp, giúp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý.
Ercéfuryl 200mg: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường ruột và những lưu ý khi sử dụng

Ercéfuryl 200mg: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường ruột và những lưu ý khi sử dụng

Ercéfuryl 200mg là thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị tiêu chảy cấp tính ở cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi và những lưu ý khi sử dụng thuốc Ercefuryl 200mg.
Hiểu về nước mắt nhân tạo và các trường hợp cần sử dụng

Hiểu về nước mắt nhân tạo và các trường hợp cần sử dụng

Sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên có thể gây khô, ngứa và mỏi mắt. Nước mắt nhân tạo ngày càng phổ biến để cải thiện những vấn đề này. Vậy nước mắt nhân tạo có tác dụng gì và cách sử dụng ra sao để đảm bảo hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến