Theo các Dược sĩ Nhà thuốc cho biết, Cefuroxim được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thành phần trong công thức của mỗi viên nén bao phim là:
Thuốc Cefuroxim được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau:
Thuốc Cefuroxim axetil được dùng theo đường uống và được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn ở mức độ từ nhẹ đến vừa ở:
Đường hô hấp dưới.
Các trường hợp viêm tai giữa và viêm xoang tái phát.
Hoặc viêm amiđan và viêm họng tái phát do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Tuy nhiên, đây không phải là thuốc lựa chọn hàng đầu để điều trị những nhiễm khuẩn nói trên. Lựa chọn đầu tay là kháng sinh amoxicilin.
Bên cạnh đó, thuốc Cefuroxim axetil còn được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Không những vậy, thuốc còn giúp điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Ngoài ra, thuốc Cefuroxim axetil uống cũng được dùng để điều trị bệnh Lyme thời kỳ đầu biểu hiện bằng triệu chứng ban đỏ loang do Borrelia burgdorferi.
Chú ý: Nên nuôi cấy vi khuẩn và thực hiện đánh giá kháng sinh đồ trước và trong quá trình điều trị. Hơn nữa, cần phải tiến hành đánh giá chức năng thận khi có chỉ định.
Liều lượng và cách dùng thuốc Cefuroxim an toàn
Cách dùng
Thuốc Cefuroxim được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Dùng thuốc theo đường uống.
Lưu ý, nuốt nguyên viên với một cốc nước có dung tích vừa đủ (~150 ml). Không bẻ, nhai hay nghiền viên thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Liều lượng
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định liều thuốc Cefuroxim cùng thời gian điều trị cũng tương ứng khác nhau:
Đối tượng là người lớn
Trường hợp bị viêm họng, viêm a-mi-dan hoặc viêm xoang hàm do vi khuẩn nhạy cảm: dùng liều uống 250mg x 2 lần/ ngày.
Với đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phế quản cấp nhiễm thứ phát hoặc trong trường hợp bị nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng:
Dùng liều uống 250 mg hoặc 500 mg.
Tần suất điều trị: 2 lần/ ngày.
Bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng:
Dùng liều uống 125 mg hoặc 250 mg.
Tần suất điều trị: 2 lần/ ngày.
Bệnh nhân mắc lậu cổ tử cung hoặc niệu đạo không biến chứng. Hoặc mắc lậu trực tràng không biến chứng ở phụ nữ: sử dụng uống liều duy nhất 1g.
Ngoài ra, khi mới mắc bệnh Lyme:
Dùng liều uống 500 mg/ lần.
Tần suất điều trị: ngày 2 lần.
Thời gian điều trị trong 20 ngày.
Đối tượng là trẻ em
Nếu trẻ bị viêm họng, viêm a-mi-dan:
Liều dùng: sử dụng liều uống 125 mg.
Tần suất điều trị: 2 lần/ ngày
Trường hợp trẻ bị viêm tai giữa, chốc lở:
Liều dùng: sử dụng liều uống 125 mg.
Tần suất điều trị: 2 lần/ ngày.
Lưu ý không nên nghiền nát viên thuốc để sử dụng.
Thuốc cefuroxim hàm lượng 250mg có giá 30.000 VNĐ/ hộp.
Lưu ý mức giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Quá liều cấp tính
Phần lớn khi quá liều chỉ gây buồn nôn, nôn, và tiêu chảy.
Tuy nhiên, khi quá liều Cefuroxim có thể gây phản ứng tăng kích thích thần kinh cơ và cơn co giật. Đặc biệt ở người suy thận.
Xử trí quá liều
Cần đánh giá khả năng quá liều, tương tác thuốc và dược động học bất thường của thuốc ở người bệnh. Phải tập trung bảo vệ đường hô hấp của người bệnh đồng thời giúp hỗ trợ thông thoáng khí và truyền dịch.
Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý thêm, nếu bệnh nhân phát triển các cơn co giật, cần ngừng ngay sử dụng thuốc. Lưu ý, có thể sử dụng liệu pháp chống co giật nếu có chỉ định về lâm sàng.
Nên cất thuốc cẩn thận, tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng.
Bên trên là thông tin về thuốc kháng sinh Cefuroxim từ tin y tế mới nhất. Lưu ý, trong quá trình sử dụng, hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe và báo cho bác sĩ biết nếu có bất cứ triệu chứng nào bất thường nhé!
Thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ huynh khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường về tiêu hoá. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ có thực sự tốt không? Nên sử dụng khi nào và lưu ý gì khi dùng?
Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa họng và ho là triệu chứng phổ biến của cảm lạnh. Thuốc cảm là giải pháp hiệu quả cho tình trạng này. Vậy bạn đã biết thuốc cảm gồm những loại nào và cách dùng đúng chưa?
Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, những cơn đau bụng kinh thường gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của chị em. Vậy, nên uống gì và tránh uống gì khi bị đau bụng kinh?