Ho là phản ứng bảo vệ khi đường hô hấp bị kích thích hoặc viêm nhiễm. Tuy nhiên, ho quá nhiều có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng sinh hoạt. Khi cần, bác sĩ có thể kê thuốc long đờm để hỗ trợ điều trị.
Ho là phản ứng bảo vệ khi đường hô hấp bị kích thích hoặc viêm nhiễm. Tuy nhiên, ho quá nhiều có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng sinh hoạt. Khi cần, bác sĩ có thể kê thuốc long đờm để hỗ trợ điều trị.
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, phản xạ ho là triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý hô hấp, bao gồm ho gió, ho khan và ho có đờm. Ho có đờm xảy ra khi cơn ho kèm theo đờm hoặc chất nhầy trong cổ họng. Khi đó, thuốc long đờm được sử dụng để hỗ trợ điều trị.
Thuốc long đờm (còn gọi là thuốc loãng đờm, tiêu nhầy) giúp làm thay đổi cấu trúc dịch nhầy, giảm độ đặc quánh và độ nhớt của đờm, giúp tống xuất chúng dễ dàng hơn.
Dựa vào tác dụng, thuốc long đờm được chia thành hai nhóm chính:
Nhóm thuốc tiêu đờm: Loại thuốc này phá hủy liên kết hóa học trong dịch nhầy, giúp đờm bớt đặc quánh mà không làm tăng thể tích. Nhờ đó, bệnh nhân dễ khạc đờm ra khỏi cổ họng hơn. Các hoạt chất tiêu biểu gồm bromhexin, ambroxol, carbocysteine, acetylcystein,...
Nhóm thuốc loãng đờm: Có tác dụng tăng tiết dịch, làm loãng đờm và tăng thể tích dịch nhầy, giúp đờm dễ bị đẩy ra ngoài. Đồng thời, thuốc còn kích thích hoạt động của hệ thống lông mao ở mũi, hỗ trợ loại bỏ dịch nhầy nhanh hơn. Một số hoạt chất phổ biến gồm ipecacuanha, guaifenesin, muối iod, muối amoni, terpin hydrate, natri benzoat,...
Tự ý sử dụng thuốc long đờm mà không theo chỉ định của bác sĩ có thể làm tình trạng bệnh hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn, khiến ho có đờm tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm.
Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, dưới đây là một số biến chứng có thể gặp khi dùng thuốc long đờm không đúng cách:
Thuốc ho và thuốc long đờm chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng ho có đờm, không thay thế điều trị bệnh lý nền. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần có chỉ định từ bác sĩ. Thời gian sử dụng thường từ 8 - 10 ngày, không nên kéo dài quá lâu.
Những đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc long đờm:
Tương tác thuốc cần tránh:
Cách hỗ trợ làm long đờm hiệu quả:
Trẻ em tốt nhất chỉ nên dùng thuốc long đờm khi điều trị nội trú tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có hỗ trợ vỗ rung, hút đờm khi cần thiết.
Trước khi sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur