Tìm hiểu về thuốc thông mũi và những điều cần biết khi sử dụng
Thứ năm, 06/02/2025 | 09:30
Ô nhiễm môi trường và thay đổi thời tiết là nguyên nhân chính gây các bệnh lý về mũi, thường gặp triệu chứng nghẹt mũi gây khó chịu. Thuốc thông mũi là biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng này.
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, dưới đây là các loại thuốc thông mũi giúp cải thiện triệu chứng nghẹt mũi:
Nước biển hay nước muối sinh lý: Đây là loại thuốc không cần kê đơn, rất an toàn và có thể dùng cho mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Công dụng chính của nước muối sinh lý là làm sạch mũi, giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn và giảm nghẹt mũi.
Thuốc co mạch: Nhóm thuốc này có tác dụng co mạch máu ở niêm mạc mũi, giúp giảm tình trạng sưng nề và tiết dịch nhầy – nguyên nhân gây nghẹt mũi. Một số thuốc co mạch như naphazolin, ephedrin, pheylephrine (tác dụng ngắn) và xylometazolin, tetrahydroxyzin, oxymetazolin (tác dụng dài) rất hiệu quả trong việc giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi.
Thuốc xịt mũi kháng viêm chứa glucocorticoid: Đây là nhóm thuốc có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Các thuốc xịt mũi này được chia thành hai thế hệ: thế hệ 1 gồm flunisolide, budesonide, Beclomethasone, triamcinolone và thế hệ 2 như fluticasone furoate, fluticasone propionate, mometasone furoate. Thuốc thế hệ 2 ít tác dụng phụ hơn. Khi bệnh nhân bị nghẹt mũi nặng, nên dùng thuốc co mạch vài ngày trước khi sử dụng thuốc xịt mũi glucocorticoid để thuốc thẩm thấu sâu hơn vào niêm mạc mũi.
Thuốc kháng histamine: Thuốc thông mũi chứa kháng histamine, như Azelastine dưới dạng xịt, có tác dụng chống phản ứng dị ứng, giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi. Thuốc này thường được kê đơn sử dụng hàng ngày, tuy nhiên có thể để lại cảm giác khó chịu ở miệng khi sử dụng.
Sử dụng thuốc thông mũi sai cách gây tác dụng phụ gì?
Thuốc nhỏ mũi gây co mạch
Thuốc nhỏ mũi co mạch là lựa chọn thích hợp khi bệnh nhân bị nghẹt mũi (có hoặc không kèm theo sổ mũi). Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày để tránh tình trạng tái phát. Nếu lạm dụng, thuốc có thể khiến triệu chứng nghẹt mũi và sổ mũi quay lại, dẫn đến viêm mũi mạn tính và khó điều trị dứt điểm.
Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, khi sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, thuốc nhỏ mũi co mạch khá an toàn. Tuy nhiên, việc lạm dụng có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như lo lắng, tăng huyết áp, mất ngủ, rối loạn nhịp tim, và thậm chí ảo giác.
Loại thuốc này không phù hợp với người có bệnh tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, hay phì đại tuyến tiền liệt lành tính, và không nên kết hợp với thuốc ức chế monoamin oxydase vì nguy cơ tăng huyết áp rất cao.
Cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, và trẻ em dưới 2 tuổi. Sử dụng cho trẻ nhỏ có thể gây co mạch toàn thân, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như tím tái, đổ mồ hôi, và sốc, cần cấp cứu ngay lập tức. Việc dùng thuốc này cần có chỉ định từ bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý sử dụng.
Thuốc thông mũi chứa glucocorticoid
Thuốc thông mũi chứa glucocorticoid thường có tác dụng tại chỗ nhưng không nên sử dụng trong thời gian dài. Người bệnh nên giảm liều dần dần khi ngừng thuốc để tránh các tác dụng phụ như:
Phản ứng toàn thân: nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loãng xương.
Cách dùng thuốc thông mũi hiệu quả và an toàn
Để giảm triệu chứng nghẹt mũi và sử dụng thuốc thông mũi hiệu quả, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
Lựa chọn thuốc phù hợp: Thuốc nhỏ mũi nên có độ pH từ 7-9.
Sử dụng đúng thuốc cho trẻ: Chỉ sử dụng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) để nhỏ mũi cho trẻ. Các loại thuốc khác cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Không tự chế thuốc thảo mộc: Tránh dùng các loại thảo mộc hoặc hoa lá tự chế để nhỏ mũi vì chúng có thể không đảm bảo vệ sinh và an toàn, gây dị ứng hoặc viêm mũi nghiêm trọng.
Chú ý đến liều lượng và thời gian sử dụng: Không nên nhỏ thuốc co mạch quá nhiều lần trong ngày hoặc dùng lâu dài vì có thể gây viêm mũi.
Dùng thuốc glucocorticoid đúng cách: Nếu bị nghẹt mũi nặng, có thể sử dụng thuốc chứa glucocorticoid. Tuy nhiên, khi triệu chứng đã thuyên giảm, hãy giảm liều dần dần để tránh tác dụng phụ.
Giữ thuốc ngoài tầm tay trẻ em: Đặc biệt là thuốc co mạch, để tránh nguy cơ trẻ uống nhầm và gây biến chứng nghiêm trọng.
Thuốc giảm đau giúp ức chế tín hiệu đau từ não, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Hiện nay, có nhiều loại thuốc giảm đau với cơ chế tác động khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các loại thuốc giảm đau phổ biến.
Cúc tần là loại thảo dược được dùng trong các bài thuốc dân gian điều trị các bệnh cảm sốt, ho, nhức đầu, sốt xuất huyết, nóng không đổ mồ hôi, đặc biệt là bệnh đau nhức xương, phong tê bại, đau thắt lưng,…
Ô nhiễm môi trường và thay đổi thời tiết là nguyên nhân chính gây các bệnh lý về mũi, thường gặp triệu chứng nghẹt mũi gây khó chịu. Thuốc thông mũi là biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng này.
AVitamin A có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, cả từ nguồn động vật (dưới dạng retinol) và nguồn thực vật (dưới dạng beta-carotene, một tiền vitamin A). Dưới đây là danh sách thực phẩm giàu vitamin a bạn đọc cùng tham khảo nhé!