Thuốc ngứa da : Sử dụng như thế nào cho đúng?

Chủ nhật, 09/02/2025 | 09:40

Ngứa da gây khó chịu, nếu nhẹ thì không đáng lo, nhưng ngứa nặng có thể ảnh hưởng giấc ngủ, gây tổn thương da và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Khi đó, thuốc trị ngứa là giải pháp hiệu quả.

01739069293.jpeg
Thuốc trị ngứa là giải pháp hiệu quả điều trị tình trạng ngứa da

Nguyên nhân gây ngứa da

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, lớp biểu bì da chứa hàng rào miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch kích hoạt phản xạ, dẫn đến ngứa da.

Tình trạng này khiến người bệnh khó chịu, luôn muốn gãi. Ngứa da có thể do da khô, dị ứng, côn trùng đốt, ghẻ hoặc các bệnh lý như viêm da thần kinh, xơ gan, suy thận, hen phế quản, HIV/AIDS, tiểu đường,... Trong đó, ngứa da do dị ứng là phổ biến nhất.

Các loại thuốc ngứa da phổ biến

Nếu bạn bị ngứa ngoài da không tự khỏi, có xu hướng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn, nên đi khám để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:

Thuốc bôi ngoài da:

Áp dụng cho trường hợp ngứa khu trú như ban đỏ, côn trùng cắn,... Các thuốc này bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Diphenhydramine và Mepyramine. Đặc biệt, diphenhydramine rất hiệu quả đối với ngứa do dị ứng.
  • Thuốc gây tê: Benzocaine, tetracaine hoặc lidocaine. Lưu ý, không nên sử dụng các thuốc này trong thời gian dài vì có thể dẫn đến tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim.

Thuốc uống trị ngứa da:

Dùng cho trường hợp không đáp ứng với thuốc bôi hoặc ngứa lan tỏa. Các thuốc này bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Loratadine, cetirizine, ranitidine, chlorphenamine, hydroxyzine, cimetidine,...
  • Thuốc khác: Mirtazapine, paroxetine, doxepin, ondansetron.

Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ như chườm lạnh, mặc quần áo rộng rãi, tránh nhiệt độ cao, và quản lý căng thẳng cũng có thể giúp giảm triệu chứng ngứa.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị ngứa da

11739069293.jpeg
Những lưu ý khi dùng thuốc ngứa da

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị ngứa:

  • Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng.
  • Không bôi thuốc quá nhiều, quá dày hoặc kéo dài thời gian sử dụng để tránh tác dụng phụ.
  • Tuân thủ đúng liều lượng, đường dùng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt, miệng, mũi và tai.
  • Nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, không nên sử dụng.
  • Khi gặp phản ứng bất thường trong quá trình dùng thuốc, cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều chỉnh điều trị kịp thời.

Các cách khác điều trị ngứa da ngoài thuốc

Phản ứng đầu tiên khi bị ngứa da là gãi, nhưng điều này chỉ giảm ngứa tạm thời và có thể làm tình trạng nặng hơn. Vì vậy, hãy hạn chế gãi và áp dụng các biện pháp giảm ngứa phù hợp.

Biện pháp cải thiện ngứa da tại nhà

  • Giữ vệ sinh môi trường sống: Dọn dẹp sạch sẽ, loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn từ chăn, khăn, gối đệm.
  • Chăm sóc da đúng cách: Mặc quần áo rộng, thoáng mát; tránh tắm nước quá nóng và chọn sản phẩm tắm phù hợp, không chứa chất kích ứng.
  • Duy trì độ ẩm: Dùng máy tạo ẩm, lọc không khí để tránh da khô và giảm tác nhân gây ngứa. Nếu ngứa nhẹ, có thể chườm đá hoặc làm mát da bằng tinh dầu bạc hà.

Chế độ ăn uống hỗ trợ giảm ngứa

Hạn chế thực phẩm có thể làm tình trạng ngứa trầm trọng hơn, bao gồm:

  • Sữa và chế phẩm từ sữa (phô mai, kem, bơ, sữa chua) do kích thích tuyến bã nhờn.
  • Hải sản, đồ ngọt, đồ cay nóng, bia rượu, cà phê, đồ lên men (dưa, cà muối).

Thay vào đó, nên bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và uống đủ nước để duy trì độ ẩm da, giảm ngứa và đào thải độc tố.

Thói quen sinh hoạt giúp giảm ngứa

  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
  • Tập thể dục để tăng sức đề kháng.

Nếu tình trạng ngứa kéo dài, không cải thiện hoặc kèm theo triệu chứng nghiêm trọng, hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trước khi dùng thuốc, hãy thử áp dụng các biện pháp trên để kiểm soát ngứa một cách tự nhiên.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: ngứa da
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
Đăng ký trực tuyến