Viêm da bàn tay và những thông tin cần nắm

Thứ hai, 08/07/2024 | 15:17

Viêm da bàn tay là một trong những tình trạng da liễu phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra viêm da bàn tay là gì?

01720426964.jpeg
Viêm da bàn tay gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm da bàn tay?

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm da bàn tay là một bệnh lý viêm da cơ địa, biểu hiện qua tình trạng bề mặt da bàn tay xuất hiện các nốt sần, mẩn đỏ, và da bị tróc vảy. Da tay dễ bị tổn thương và viêm nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng và kích ứng như xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa, lông động vật, ...

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và thường tái phát nhiều lần, gây không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không có biện pháp điều trị thích hợp.

Các nguyên nhân chính gây ra viêm da bàn tay

Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra viêm da bàn tay:

  • Dị ứng: Dị ứng có thể bao gồm tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật (chó, mèo), sợi len, sử dụng hóa chất, thực phẩm như hải sản, thịt gà, dưa chua, và dị ứng với kim loại như cobalt hoặc nickel (thường có trong trang sức, vòng tay, vòng cổ, cúc quần áo).
  • Di truyền: Viêm da cơ địa có yếu tố di truyền từ các thành viên trong gia đình.
  • Tiền sử bệnh dị ứng: Những người từng mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như viêm da cơ địa dị ứng, viêm mũi dị ứng, hoặc hen phế quản có nguy cơ cao bị viêm da bàn tay.
  • Căng thẳng kéo dài: Thường xuyên căng thẳng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và gia tăng nguy cơ mắc hội chứng IgE (rối loạn dị ứng).
  • Tiết mồ hôi nhiều: Bàn tay tiết quá nhiều mồ hôi hoặc thường xuyên phải ngâm tay lâu trong nước cũng có thể gây viêm da bàn tay.

Các dấu hiệu của viêm da bàn tay

Các triệu chứng của bệnh viêm da bàn tay dễ nhận biết bao gồm:

  • Sưng tấy và nổi mẩn đỏ: Da bàn tay bị sưng tấy và xuất hiện các mẩn đỏ cùng mụn nước li ti, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh nhân thường phải gãi, gây ra đau rát và mất ngủ.
  • Nứt nẻ và bong tróc da: Sau một thời gian, khi mụn nước bị vỡ hoặc khô lại, vùng da bị tổn thương sẽ nứt nẻ, bong tróc. Nó gây đau khi cầm đồ vật hoặc nắm bàn tay.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Tự nặn hoặc chọc mụn nước có thể làm dịch vàng bên trong chảy ra, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Khi có những dấu hiệu này, không nên tự điều trị tại nhà mà nên đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu để chẩn đoán và điều trị đúng cách và giảm nguy cơ tái phát hoặc biến chứng.

Phương pháp điều trị viêm da bàn tay

11720426964.png
Phương pháp điều trị viêm da bàn tay phổ biến là dùng thuốc

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, Có nhiều cách để khắc phục tình trạng viêm da bàn tay, trong đó biện pháp dùng thuốc là phổ biến. Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Thường dùng bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm. Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da viêm, nên bôi thuốc trước khi ngủ vào ban đêm.
  • Thuốc chống viêm: Đa số các loại thuốc chống viêm hiện nay chứa corticoid, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và phòng ngừa việc viêm lan sang các vùng da khác.
  • Thuốc dưỡng ẩm: Vì viêm da bàn tay thường làm khô và nứt nẻ vùng da, các loại thuốc dưỡng ẩm sẽ giúp làm giảm các triệu chứng này.

Những loại thuốc này có tác dụng và hiệu quả, tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ da liễu và không nên tự ý sử dụng thuốc.

Khi bị viêm da bàn tay cần lưu ý gì?

Để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát viêm da bàn tay, bệnh nhân cần chú ý:

  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên: Nên tránh tiếp xúc với nấm mốc, bụi bẩn, hóa chất và bảo vệ kỹ khi ra ngoài, đặc biệt là ở những nơi ô nhiễm không khí.
  • Trang phục theo mùa: Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi vào mùa hè và giữ ấm, dưỡng ẩm da tay vào mùa đông.
  • Vệ sinh cá nhân: Sau lao động hay thể thao, tắm bằng nước ấm và không ngâm mình quá lâu.
  • Vệ sinh môi trường sống: Hãy duy trì vệ sinh thường xuyên trong không gian sống và làm việc, và giữ độ ẩm phòng để bảo vệ da khỏi bị khô.
  • Luyện tập thể dục: Tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn.
  • Dinh dưỡng và nước: Bổ sung đủ Vitamie E, C và nước.
  • Giảm căng thẳng: Giữ tinh thần thoải mái để tránh viêm da cơ địa.

Khi có biểu hiện viêm da bàn tay, hãy tìm sự tư vấn từ chuyên gia da liễu.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: viêm da bàn tay
Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến