Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Thứ năm, 23/01/2025 | 08:50

Hiện nay, các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa trên thị trường rất đa dạng, được thiết kế phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.

01737597581.jpeg
Hiện nay các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa rất đa dạng

Thông tin về tình trạng rối loạn tiêu hóa

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, rối loạn tiêu hóa là tình trạng có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng của đường ruột, được chia thành hai dạng chính:

  • Rối loạn tiêu hóa liên quan đến bệnh lý thực thể: Xảy ra khi đường tiêu hóa có sự thay đổi cấu trúc, làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ cơ quan này.
  • Rối loạn tiêu hóa về mặt chức năng: Phát sinh do sự bất thường trong hoạt động của đường tiêu hóa, không liên quan đến tổn thương thực thể.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khá đa dạng, thường gặp gồm:

  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Cảm giác khó nuốt.
  • Nấc cụt.
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.
  • Đại tiện mất kiểm soát.
  • Khó nhai, khó nuốt.
  • Cân nặng thay đổi bất thường.
  • Buồn nôn.
  • Phân có máu.

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng nguy cơ cao hơn ở trẻ em, thanh thiếu niên, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, và những người có hệ tiêu hóa yếu.

Phân loại thuốc rối loạn tiêu hóa theo tình trạng bệnh lý

Trên thị trường hiện nay, các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa rất đa dạng. Dựa trên mục tiêu điều trị và kiểm soát triệu chứng, thuốc thường được phân thành hai nhóm chính:

Nhóm thuốc trị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn

Các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn là biểu hiện phổ biến ở người bị rối loạn tiêu hóa. Một số loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng này gồm:

  • Neopeptine: Là men tiêu hóa giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, từ đó giảm triệu chứng đầy hơi.
  • Domperidon: Hỗ trợ tăng cường lực co thắt cơ dưới, giúp thức ăn nhanh chóng di chuyển qua dạ dày, giảm các triệu chứng buồn nôn, trào ngược và khó tiểu.
  • Maalox: Có khả năng trung hòa axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực quản, đặc biệt hiệu quả với triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và ợ chua.
  • Metoclopramide: Giúp giảm triệu chứng buồn nôn và trào ngược dạ dày, hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa.

Nhóm thuốc trị tiêu chảy và kiểm soát đi ngoài phân lỏng

11737597581.jpeg
Các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, tiêu chảy là dấu hiệu cho thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa đã trở nên nghiêm trọng. Các loại thuốc phổ biến giúp kiểm soát triệu chứng này bao gồm:

  • Oresol: Bổ sung nước và điện giải bị mất, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng tiêu chảy.
  • Codein: Loại thuốc chuyên dụng để điều trị tiêu chảy, đồng thời giảm đau bụng và điều hòa nhu động ruột. Thuốc có nhiều dạng bào chế như bột, viên nén, dung dịch hoặc thuốc tiêm.
  • Diarsed: Được chỉ định cho tiêu chảy cấp hoặc mạn tính, giúp điều chỉnh nhu động ruột và cải thiện triệu chứng.
  • Racecadotril: Làm giảm tiết dịch trong ruột bằng cách ức chế enzyme Enkephalinase, từ đó hạn chế mất nước và điện giải, cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa

Chắc hẳn qua những thông tin trên, bạn đã phần nào nắm được nên uống thuốc gì khi bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, hiện nay các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa rất đa dạng, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Để tránh tác dụng phụ và rủi ro sức khỏe, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ.

Đối với các loại thuốc không kê đơn, việc mua khá dễ dàng, nhưng cần tránh lạm dụng. Ví dụ, thuốc nhuận tràng chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 ngày. Dùng kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đường ruột.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm theo các triệu chứng bất thường, thay vì tự điều trị tại nhà, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra và hướng dẫn phù hợp.

Bị rối loạn tiêu hóa nên đi khám khi nào?

Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng khó chịu có thể tự biến mất mà không cần dùng thuốc. Với những trường hợp rối loạn tiêu hóa nhẹ, các triệu chứng có thể được cải thiện phần nào nhờ sử dụng thuốc không kê đơn.

Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Những dấu hiệu cần lưu ý bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Cảm giác đi đại tiện không hết phân hoặc khó đi đại tiện.
  • Đau bụng và rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt.
  • Các triệu chứng kéo dài trên 7 ngày.
  • Sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân.
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy nặng, dẫn đến mất nước nghiêm trọng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

Đau ruột thừa, còn gọi là viêm ruột thừa, là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa thuộc hệ tiêu hóa. Nếu không được nhận biết sớm và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Rối loạn lo âu biểu hiện thế nào? Cách nhận diện sớm

Rối loạn lo âu biểu hiện thế nào? Cách nhận diện sớm

Rối loạn lo âu là một tình trạng tâm lý phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và chất lượng sống. Người mắc thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, tim đập nhanh, hồi hộp và khó thở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Những bệnh lý thường gặp do phế cầu khuẩn gây ra

Những bệnh lý thường gặp do phế cầu khuẩn gây ra

Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, các bệnh lý thứ phát do viêm phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngay cả sau khi điều trị, người bệnh vẫn có thể đối mặt với những di chứng kéo dài.
Bị kiến ba khoang cắn nên dùng thuốc gì và biện pháp phòng ngừa

Bị kiến ba khoang cắn nên dùng thuốc gì và biện pháp phòng ngừa

Mặc dù có kích thước nhỏ bé, nhưng kiến ba khoang có thể gây ra không ít phiền toái khi tiếp xúc phải. Nhiều người thắc mắc nên bôi thuốc gì khi bị kiến ba khoang cắn để điều trị hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến