Rối loạn tiêu hóa : Nguyên nhân và cách điều trị tối ưu

Thứ năm, 09/05/2024 | 09:13

Rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin quan trọng về nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả của rối loạn tiêu hóa.

01715221743.jpeg
Rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi

Nguyên nhân nào gây rối loạn tiêu hóa?

Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng được hấp thụ bởi cơ thể thông qua ống tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa xảy ra khi quá trình này bị gián đoạn hoặc cản trở, từ miệng đến ruột già. Nếu không được điều trị, rối loạn này có thể dẫn đến các biến chứng hoặc các căn bệnh tiêu hóa, bao gồm cả ung thư đường ruột.

Có một số nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiêu hóa như sau:

  • Chứng viêm đại tràng: Là một nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa. Viêm đại tràng có thể do lỵ amip, shigella,... và gây ra hội chứng ruột kích thích.
  • Bệnh lý về dạ dày: Các bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa bằng cách ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Sự mất cân bằng trong vi sinh đường ruột có thể làm rối loạn quá trình tiêu hóa, thường do sử dụng quá nhiều kháng sinh hoặc ảnh hưởng từ thói quen ăn uống.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thức ăn không vệ sinh, chế biến không đúng cách hoặc thói quen ăn uống không điều độ đều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.
  • Sử dụng đồ uống có cồn: Việc sử dụng đồ uống chứa cồn trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng pH trong dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa bằng cách làm giảm men tiêu hóa.

Các dấu hiệu khi mắc rối loạn tiêu hóa

Những người bị rối loạn tiêu hóa thường trải qua nhiều triệu chứng khác nhau. Triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều bộ phận trong hệ tiêu hóa hoặc chỉ tập trung ở một bộ phận cụ thể. Các triệu chứng điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm:

  • Chướng bụng: Cảm giác căng trên vùng bụng thường sau khi ăn, do thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và gây ứ đọng.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa: Phản ứng do kích thích hệ tiêu hóa.
  • Ợ hơi hoặc ợ nóng: Thường là dấu hiệu của rối loạn ở dạ dày - tá tràng.
  • Đau bụng âm ỉ: Cảm giác đau nhẹ ban đầu, sau đó trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn thực phẩm cay, chua hoặc bị ngộ độc thực phẩm.
  • Đi ngoài bất thường: Tiêu chảy, táo bón hoặc đi tiểu nhiều lần trong một ngày, do chức năng đào thải bị rối loạn.
  • Chán ăn: Cảm giác đắng miệng và mất ham muốn ăn uống.
roi-loan-tieu-hoa-dau-hieu
Các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa

Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, những triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi chúng trở nên nặng hơn và kéo dài, như đi ngoài ra máu, phân lỏng và cứng xen kẽ, sụt giảm cân nặng nhanh chóng,... điều này cho thấy tình trạng bệnh nặng hơn và cần phải được điều trị sớm bởi bác sĩ.

Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị rối loạn tiêu hóa sẽ khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản để chữa trị rối loạn tiêu hóa:

  • Chế độ dinh dưỡng: Lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tránh thực phẩm chua, cay nóng, mỡ. Khuyến khích ăn thức ăn chín và uống nước sôi. Bổ sung men tiêu hóa và đồ uống hỗ trợ.
  • Sử dụng kháng sinh đúng cách: Chỉ sử dụng khi được bác sĩ kê đơn và dùng đúng liều lượng để chữa trị viêm nhiễm đường tiêu hóa.
  • Điều trị tại viện: Đối với trường hợp rối loạn nặng, cần cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ được truyền dịch để cấp nước và điều trị các tình trạng sốt cao hoặc mất máu do tiêu chảy.

Có thể phòng ngừa rối loạn tiêu hóa không?

Phương pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Bạn có thể ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và các vấn đề liên quan bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh hàng ngày. Dưới đây là một số lời khuyên:

  • Bảo đảm chế độ ăn uống cân đối, ăn chín và uống nước sôi. Hạn chế thực phẩm kích thích hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy.
  • Tăng cường chất xơ và rau xanh trong chế độ ăn uống để hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là đối với người bị táo bón.
  • Tránh hoặc giảm lượng đồ uống có cồn, gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung men vi sinh và lợi khuẩn để hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
  • Tuân thủ thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ hệ tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa không hiếm gặp, nhưng cũng không nên coi thường. Nếu bạn thấy các dấu hiệu không bình thường, hãy thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế đáng tin cậy.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến