Nấm da không nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ. Sử dụng thuốc trị nấm là cách hiệu quả để cải thiện nhanh chóng. Dưới đây là các nhóm thuốc trị nấm phổ biến, kèm công dụng và đặc điểm của từng loại.
Nấm da không nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ. Sử dụng thuốc trị nấm là cách hiệu quả để cải thiện nhanh chóng. Dưới đây là các nhóm thuốc trị nấm phổ biến, kèm công dụng và đặc điểm của từng loại.
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nấm là vi sinh vật tồn tại khắp nơi trong đất, nước, không khí và cơ thể sinh vật, đặc biệt phát triển mạnh ở môi trường nóng ẩm như Việt Nam.
Con người có thể nhiễm nấm qua da, niêm mạc, đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thực phẩm, vật nuôi, người bệnh. Các yếu tố như ra nhiều mồ hôi, dùng kháng sinh lâu dài, suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết hay vệ sinh kém tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Nấm gây bệnh ở da, niêm mạc và nội tạng với các biểu hiện khác nhau:
Các thuốc chống nấm hoạt động bằng cách phá hủy màng tế bào nấm, ngăn chặn sự phát triển của chúng mà không ảnh hưởng đến tế bào cơ thể. Khi màng tế bào nấm bị tổn thương, chúng sẽ vỡ ra và chết.
Hiện nay, thuốc trị nấm có nhiều dạng như kem bôi, dầu gội, dung dịch, thuốc xịt, viên uống, viên đặt âm đạo và thuốc tiêm.
Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng lưu ý, bên cạnh hiệu quả trong điều trị các bệnh do nấm gây ra, thuốc trị nấm cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Cụ thể:
Thuốc dạng uống
Các thuốc trị nấm đường uống có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Thuốc dùng tại chỗ
Đây là nhóm thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi, dung dịch, xịt hoặc dầu gội. Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng mẩn đỏ, ngứa rát tại vị trí bôi. Nếu triệu chứng không thuyên giảm mà trở nên nghiêm trọng hơn, cần ngừng thuốc ngay.
Thuốc dạng tiêm
Thuốc trị nấm dạng tiêm có nguy cơ gây tác dụng phụ cao do dược chất được truyền trực tiếp vào máu. Một số trường hợp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do đó chỉ được chỉ định cho bệnh nhân nặng cần điều trị tại bệnh viện.
Lưu ý quan trọng
Thuốc trị nấm không giống với kháng sinh. Trong khi kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, thuốc trị nấm có tác dụng tiêu diệt vi nấm. Những người sử dụng kháng sinh kéo dài dễ bị nhiễm nấm, chẳng hạn phụ nữ có thể bị nấm âm đạo do kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
Tóm lại, thuốc trị nấm là giải pháp hiệu quả trong điều trị bệnh do nấm, nhưng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh nên thăm khám khi có dấu hiệu nhiễm nấm để được chẩn đoán và chỉ định thuốc phù hợp.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur