Vadikiddy 2%: Thuốc điều trị nấm candida và những lưu ý khi sử dụng

Thứ bảy, 16/11/2024 | 16:02

Vadikiddy 2% là thuốc được sử dụng điều trị các bệnh do nhiễm nấm Candida ở khoang miệng, họng và đường tiêu hóa cho người lớn và trẻ em từ 4 tháng tuổi trở lên.

1. Vadikiddy 2% là thuốc gì?

01731749126.jpeg

Vadikiddy 2% là gel bôi điều trị nấm candida

Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết về Vadikiddy 2%: Thuốc điều trị nấm candida và những lưu ý khi sử dụng

Vadikiddy 2% là thuốc có chứa hoạt chất Miconazol, có tác dụng chống nấm và chống vi khuẩn bằng cách làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào nấm, vi khuẩn.

Miconazol có tác dụng đối với các loại nấm như: Aspergillus spp., Cryptococcus neoformans, Pseudallescheria boydii. Thuốc cũng có tác dụng với một số vi khuẩn Gram dương gồm Staphylococci và Streptococci.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Vadikiddy 2%?

Vadikiddy 2% được sản dưới dạng thuốc kem bôi da và hàm lượng Miconazol 2%, tuyp 10g:

3. Chỉ định của thuốc Vadikiddy 2%?

Nhiễm nấm ngoài da ở chân, bẹn và thân do nhiễm nấm Candida albicans.

Lang ben.

Nhiễm nấm Candida âm hộ, âm đạo.

Nhiễm nấm Candida ở miệng.

Nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa.

Nhiễm nấm toàn thân.

4. Cách dùng - Liều lượng của Vadikiddy 2%?

Cách dùng: Vadikiddy 2% dạng kem bôi vào niêm mạch miệng họng.

Liều dùng:

Người lớn: Bôi mỗi lần 5 ml, ngày bôi 4 lần.

Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên: Bôi mỗi lần 2,5 ml, ngày bôi 4 lần. Mỗi liều phải chia thành nhiều phần nhỏ để bôi vào vùng bị tổn thương.

Thời gian điều trị từ 7 – 15 ngày. Phải tiếp tục điều trị ít nhất 1 tuần sau khi hết các triệu chứng. Nếu có hàm răng giả phải tháo ra ban đêm và chải bằng gel.

Tóm lại, tuỳ thuộc vào tuổi, tình trạng diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo liều chỉ định, cách dùng và thời gian dùng của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.

5. Cách xử lý nếu quên liều thuốc Vadikiddy 2%?

Nếu người bệnh quên một liều Vadikiddy 2% nên dùng ngay khi nhớ ra trong ngày. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ dùng của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo đúng giờ như đã chỉ định.

6. Người bệnh làm gì khi dùng quá liều thuốc Vadikiddy 2%?

Nếu người bệnh xảy ra bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào do dùng quá liều Vadikiddy 2, nên đến cơ sở y tế gân nhất để có biện pháp xử trí kịp thời theo phát đồ của bệnh viện.

7. Chống chỉ định của Vadikiddy 2%?

Lưu ý với sinh viên Cao đẳng Dược trong sử dụng - Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm:

Chống chỉ định của Vadikiddy 2%

Người bệnh dị ứng với Miconazole hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ cho con bú.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Người có tổn thương gan.

Người có rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Phối hợp với warfarin, astemizol, cisaprid

Lưu ý thận trọng khi dùng thuốc Vadikiddy 2%

Lưu ý dùng miconazol bôi tại chỗ cho trẻ em dưới 2 tuổi phải có sự chỉ định và theo dõi trực tiếp của bác sĩ,

Lưu ý dùng miconazol bôi tại chỗ cho trẻ em từ 2 – 11 tuổi phải có sự giám sát của người lớn.

Lưu ý gel bôi miệng Vadikiddy 2% tại chỗ, nếu gặp tác dụng phụ như khó chịu, ngứa, đau bụng, đau lưng, đau vai, nôn, buồn nôn không đỡ sau 3 ngày hoặc kéo dài quá 7 ngày, nên hỏi ý kiến của nhân viên y tế.

Lưu ý khi sử dụng gel bôi miệng Vadikiddy 2%, phải bôi cách xa bữa ăn hoặc ít nhất 10 phút sau ăn. Trong trường hợp có thể, phải giữ thuốc trong miệng 2 – 3 phút trước khi nuốt.

Lưu ý thận trọng khi sử dụng gel bôi miệng Vadikiddy 2%, cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi. Không được bôi sâu vào họng và phải bôi mỗi lần một lượng nhỏ để tránh nguy cơ bị ngạt thở.

Lưu ý do thuốc gel bôi miệng Vadikiddy 2% có chứa alcohol, không nên dùng cho người bị bệnh gan, nghiện rượu, động kinh, ngay cả người mang thai.

Lưu ý dùng thuốc gel bôi miệng Vadikiddy 2%, tránh tiếp xúc với mắt.

Lưu ý với người lái xe, vận hành máy móc: Thuốc Miconazole bôi da không gây ảnh hưởng đến các đối tượng này khi dùng thuốc.

11731749126.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Vadikiddy 2%

8. Tác dụng phụ của thuốc Vadikiddy 2%?

Thường gặp:

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, gây cảm ứng enzym gan dùng đường uống.

Ít gặp:

Viêm tĩnh mạch tại chỗ khi tiêm truyền, giảm natri huyết, trụy mạch, nhịp nhanh thất, có thể ngừng tim, ngừng thở,

Hiếm gặp:

Viêm màng nhện sau khi tiêm tủy sống, tăng cảm giác lâng lâng, lơ mơ, loạn thần cấp, kết tụ hồng cầu khi tiêm tĩnh mạch, tăng tiểu cầu, tăng lipid huyết, ngứa, ban đỏ, tiêu chảy khi dùng đường uống và tiêm, bệnh gan, hội chứng Stevens-Johnson.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Vadikiddy 2%, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc Itranstad, cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

9. Tương tác của thuốc Vadikiddy 2%  

Astemizol, cisaprid, terfenadin: Khi dùng chung với miconazol đường tĩnh mạch, đường uống, làm tăng nguy cơ gây nhịp nhanh thất, rung thất.

Phenytoin: Khi dùng chung với miconazol đường tĩnh mạch, đường uống, làm tăng hàm lượng phenytoin trong huyết tương đến mức gây độc do ức chế chuyển hóa phenytoin ở gan.

Sulfamid hạ đường huyết: Khi dùng chung với miconazol đường tĩnh mạch, đường uống, tăng tác dụng hạ đường huyết, gây hạ đường huyết trầm trọng thậm chí hôn mê.

Carbamazepin: Khi dùng chung với miconazol đường tĩnh mạch, đường uống, gây tăng tác dụng phụ.

Warfarin, Coumarin: Khi dùng đồng thời với miconazol đường uống, gel thoa miệng, đường tĩnh mạch, gây xuất huyết trầm trọng do làm tăng thuốc warfarin dạng tự do trong máu và ức chế quá trình chuyển hóa warfarin.

Alfuzosin, cisaprid, conivaptan, ranolazin, rivaroxaban, salmeterol, silodosin, tamoxifen, thioridazin, tolvaptan, dofetilid, eplerenon, everolimus, halofantrin, nilotinib, nisoldipin, pimozid, quinidin: Tránh dùng đồng thời miconazol.

Alfentanil, alfuzosin, almotriptan, alosetron, aprepitant, atomoexetin, benzodiazepin, dofetilid, eletriptan, eplerenon, erlotinib, eszopiclon, everolimus, fentanyl, fesoterodin, bosentan, buspiron, busulfan, thuốc chẹn kênh calci, carbamazepin, carvedilol, cilostazol, cinacalcet, cisaprid, conivaptan, corticosteroid, docetaxel: Miconazol đường uống, đường tĩnh mạch, có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này khi dùng đồng thời.

Macrolid: Tác dụng của miconazol có thể tăng bởi kháng sinh nhóm macrolid.

Amphotericin B, codein, tramadol: Khi dùng chung với Miconazol có thể làm giảm tác dụng của: Amphotericin B, codein, tramadol.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị hoặc làm tác dụng phụ tăng trầm trọng. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng, giúp kê đơn thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: nấm Candida
Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Cây Mỏ quạ, còn gọi Xuyên phá thạch, là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát. Cây này giúp phá ứ, khứ phong, giảm đau xương khớp, thanh nhiệt phế, được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc dân gian Việt Nam.
Cây Bầu đất – Vị rau dân dã, hỗ trợ chữa bệnh

Cây Bầu đất – Vị rau dân dã, hỗ trợ chữa bệnh

Bầu đất, hay cây Kim thất, là rau quen thuộc trong ẩm thực Việt. Ngoài làm món ăn, nó còn được dùng trong y học cổ truyền công dụng của Cây Bầu đất để hỗ trợ điều trị táo bón, kiết lỵ, ho khan, tiểu đường và cải thiện giấc ngủ.
HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

Collagen là một loại protein cấu trúc quan trọng tạo nên phần lớn mô liên kết trong cơ thể, bao gồm cả da. Nó đóng vai trò then chốt trong việc duy trì độ săn chắc, đàn hồi và vẻ tươi trẻ của làn da.
Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Sâm cau, dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi bật với tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ xương khớp. Nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi, sâm cau giúp giảm đau nhức, đồng thời tăng độ dẻo dai và chắc khỏe cho hệ xương khớp.
Đăng ký trực tuyến