Uống thuốc bị dị ứng sưng mắt nên làm gì?

Thứ hai, 13/01/2025 | 09:02

Dị ứng thuốc, đặc biệt là sưng mắt, là vấn đề phổ biến. Mí mắt sẽ bị sưng tấy, đau nhức và khó mở mắt. Vậy khi bị dị ứng thuốc gây sưng mắt, cần làm gì để cải thiện? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

01736734217.jpeg
Dị ứng thuốc gây sưng mắt là vấn đề phổ biến

Các loại thuốc có thể gây dị ứng sưng mắt

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, Khi dị ứng xảy ra, bao gồm cả dị ứng với thuốc, hệ miễn dịch phản ứng với các triệu chứng như sốt, phát ban, khó thở, sưng mắt, sưng môi,... Sưng mắt do dị ứng thuốc xảy ra khi thành phần trong thuốc làm chất lỏng thoát ra khỏi mạch máu, xâm nhập vào các mô xung quanh ổ mắt, gây phù nề và viêm.

Người bị sưng mắt do dị ứng thuốc thường có các triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa mắt, và sưng đỏ quanh mắt. Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Thuốc điều trị ung thư: Imatinib mesylate, tyrosine kinase – thường gặp tác dụng phụ sưng quanh ổ mắt.
  • Thuốc điều trị loãng xương (Bisphosphonates dạng tiêm): Sưng mắt có thể xuất hiện vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiêm, do thuốc kích thích tế bào T và cytokine gây phản ứng dị ứng.
  • Hội chứng DIHS (Drug-induced hypersensitivity syndrome): Liên quan đến thuốc như Minocycline, azathioprine, thuốc kháng retrovirus, NSAID, sulfonamid, thuốc chống co giật.
  • Thuốc gây phù quanh hốc mắt khác: Dihydropyridine chẹn kênh canxi, thuốc chống loạn thần (risperidone, clozapine),...
  • Sưng phù hốc mắt kèm phù mạch: Có thể do các thuốc nhóm NSAID, aspirin, codeine, morphine, penicillin, sulfa, cephalosporin, tetracycline, streptomycin,...

Phải làm sao khi uống thuốc bị dị ứng sưng mắt?

Cách xử trí khi bị dị ứng sưng mắt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu dị ứng nghiêm trọng, cần dừng thuốc ngay lập tức. Trong trường hợp dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc để giảm triệu chứng dị ứng.

Dưới đây là một số giải pháp thường được áp dụng khi bị sưng mắt do dị ứng thuốc:

Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine giúp ngăn chặn chất histamine, chất trung gian do hệ miễn dịch giải phóng khi cơ thể phản ứng với tác nhân lạ. Thuốc này sẽ làm dịu các triệu chứng dị ứng.

Corticosteroid

11736734217.jpeg
Sử dụng thuốc trị dị ứng sưng mắt phải theo chỉ định của bác sĩ

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, với các trường hợp dị ứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến sưng đường hô hấp nguy hiểm, corticosteroid sẽ giảm viêm và sưng ở mắt và đường hô hấp hiệu quả.

Lưu ý: Cả hai loại thuốc trên chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc để tránh nguy cơ tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các phương pháp hỗ trợ khác

  • Rửa mắt: Rửa mắt bằng nước sạch giúp giảm ngứa và loại bỏ các dược chất gây dị ứng.
  • Chườm lạnh vùng mắt: Nhiệt độ lạnh giúp giảm sưng và ngứa. Có thể dùng khăn lạnh hoặc gạc y tế chườm lên mắt.
  • Thuốc và vắc xin ngừa dị ứng: Các thuốc chống dị ứng hoặc vắc xin có thể giúp giảm phản ứng phụ, bao gồm sưng mí mắt.
  • Vệ sinh mắt: Dùng dung dịch nước muối sinh lý nếu có dịch chảy ra từ mắt.
  • Tháo kính áp tròng: Nếu đang dùng kính áp tròng, cần tháo ngay.
  • Kê cao đầu khi ngủ: Giúp giảm sưng nề vùng mắt.
  • Khi có triệu chứng bất thường như cảm giác cộm, mờ mắt, đau mắt, hoặc giảm thị lực, cần thông báo bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Phương pháp phòng ngừa dị ứng thuốc gây sưng mắt

Khi bị sưng mắt do dị ứng thuốc, bạn nên ngừng sử dụng các loại thuốc nghi ngờ là nguyên nhân gây dị ứng và thông báo với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa dị ứng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị, sử dụng thuốc đúng loại và theo hướng dẫn của bác sĩ. Những người có cơ địa dễ dị ứng nên thông báo cho bác sĩ để tránh nguy cơ dị ứng.

Một vấn đề phổ biến là tự ý sử dụng thuốc hoặc dùng thuốc theo đơn kê của người khác. Mỗi người có tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh khác nhau, vì vậy việc sử dụng đơn thuốc của người khác hoặc tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm cả triệu chứng sưng mắt do dị ứng thuốc, ảnh hưởng đến thị lực và tầm nhìn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: sưng mắt
Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo (Zona thần kinh) không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm điều trị có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh có dấu hiệu gì, có lây không và cách điều trị ra sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến