Varogel - Hướng dẫn cách sử dụng hỗn dịch uống cho loét dạ dày và tá tràng

Thứ năm, 07/09/2023 | 15:02

Thuốc Varogel là gì? Thuốc Varogel được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về thuốc Varogel trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

01694074005.jpeg

Thuốc trị loét dạ dày, tá tràng – Varogel

Thành phần hoạt chất: nhôm, magie, simethicone.

Thuốc có thành phần tương tự: Gelactive, Phosphalugel, Mondenar,…

Thuốc Varogel là gì?

Theo thông tin các Dược sĩ Nhà thuốc cung cấp, thuốc Varogel 10 ml là sản phẩm được bào chế dạng hỗn dịch dạng uống. Thuốc dùng để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của các dạng bệnh lý về dạ dày gây ra. Thuốc được sản xuất bởi công ty dược phẩm ShinPoong Daewoo Việt Nam. Mỗi gói thuốc chứa 10ml và được đóng gói theo quy cách là 1 hộp 20 gói.

Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất

  • Nhôm hydroxid gel: ~ 0,4 g nhôm oxid.
  • Magnesi hydroxid 30% paste: ~0,8004 g Mg(OH)2.
  • Simethicon 30% emulsion: ~0,08 g Simethicon.

Thành phần tá dược

  • Dung dịch D-Sorbitol 70%.
  • Xanthan gum, xylitol.
  • Cao Glycyrrhiza.
  • Povidon K30.
  • Avicel 59T.
  • Stevion 100S.
  • Clorhexidin acetat.
  • Malt flavor, peppermint flavor, ethanol.
  • Nước tinh khiết.

Thuốc Varogel giá bao nhiêu?

Thuốc trị loét dạ dày, tá tràng Varogel 10 ml 20 gói (Giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm), khoảng: 2.700 VNĐ/Gói. Giá một hộp khoảng 54.000 VNĐ.

Công dụng của thuốc Varogel

Varogel được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng cấp, mạn tính.

Ngoài ra, gel còn giúp điều trị triệu chứng tăng tiết acid dạ dày (nóng rát, ợ chua…), hội chứng ruột kích thích.

Không những vậy, Varogel giúp điều trị tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.

Đối tượng không nên dùng thuốc Varogel

Người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc.

Các bệnh nhân suy thận nặng thì không nên dùng Varogel.

Các trường hợp bị giảm phosphat máu.

Bệnh nhân tăng magnesi máu.

Lưu ý trên đối tượng là trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ bị mất nước hay trẻ bị suy thận.

Cách dùng thuốc Varogel hiệu quả

Cách dùng

Thuốc bào chế ở dạng gel dùng theo đường uống.

Nên uống thuốc giữa các bữa ăn hoặc sau khi ăn 30 phút – 2 giờ, vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi xuất hiện triệu chứng.

Liều dùng

Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng cấp, mạn tính: Dùng liều 10 ml (1 gói). Mỗi ngày dùng 2 – 4 lần.

Trường hợp điều trị triệu chứng tăng tiết acid dạ dày (nóng rát, ợ chua…), hội chứng dạ dày kích thích, trào ngược dạ dày – thực quản: Dùng liều 10 ml (1 gói). Mỗi ngày dùng 2 – 4 lần.

Tác dụng phụ

11694074005.jpeg

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nhìn chung không xuất hiện tác dụng phụ táo bón hay tiêu chảy nhờ sự phối hợp hài hòa giữa nhôm và magnesi hydroxid. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện các tác dụng phụ như:

  • Chát miệng, cứng bụng, phân rắn, trắng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Giảm phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao.
  • Ngộ độc nhôm, nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê máu cao.
  • Nhuyễn xương.
  • Bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Varogel

Khi sử dụng Varogel, có thể làm giảm nồng độ của các thuốc sau đây:

  • Tetracyclin.
  • Digoxin.
  • Indomethacin.
  • Muối sắt.
  • Isoniazid.
  • Allopurinol.
  • Benzodiazepin.
  • Corticosteroid.
  • Penicilamin.
  • Phenothiazin.
  • Ranitidine.
  • Ketoconazol.
  • Itraconazol.

Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng các thuốc/thực phẩm chức năng nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ tước khi sử dụng Varogel.

Những lưu ý khi dùng thuốc Varogel

Nên sử dụng thuốc đúng liều lượng và cách dùng.

Lưu ý, nếu sau 2 tuần các triệu chứng không cải thiện thì phải tham khảo ý kiến của các chuyên viên y tế (bác sĩ/dược sĩ).

Về liều lượng, không nên dùng ≥ 6 gói/ngày mà không có chỉ định của bác sĩ.

Thận trọng khi dùng Varogel đối với người bị suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan, chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.

Trường hợp người cao tuổi do bệnh tật hoặc do điều trị thuốc có thể bị táo bón và phân rắn.

Một điểm cần lưu ý đó là phải kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat trong quá trình điều trị lâu dài.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

Lái xe

Varogel không tác động lên thần kinh trung ương với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt… Do đó, thuốc không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Phụ nữ mang thai

Các thuốc antacid nhìn chung được đánh giá an toàn, miễn là không dùng lâu dài và liều cao.

Lưu ý, đã có báo cáo về tác dụng phụ như tăng hoặc giảm magnesi máu, tăng phản xạ gân ở bào thai và trẻ sơ sinh.

Do đó, cần lưu ý khi mẹ dùng thuốc magnesi antacid lâu dài, đặc biệt là khi dùng với liều cao.

Phụ nữ cho con bú

Vẫn chưa có tài liệu nào ghi nhận tác dụng phụ của thuốc. Tuy thuốc có thải trừ qua sữa nhưng chưa đủ để gây tác dụng phụ cho trẻ em bú sữa mẹ. Do đó, để đảm bảo an toàn trên trẻ, nên thật thận trọng khi dùng thuốc.

Xử trí khi quá liều Varogel

Các triệu chứng quá liều Varogel

  • Buồn nôn, nôn.
  • Kích thích tiêu hóa.
  • Tiêu chảy/táo bón.

Xử trí

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, ưu tiên tập trung điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Xử trí khi quên một liều Varogel

Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp: bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Varogel tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Varogel được tổng hợp từ tin tức y tế. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Từ khóa: Varogel
Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ, phụ huynh cần tránh tự ý thực hiện mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Hiện nay, ngoài viên nang, viên nén và hỗn dịch, nhiều loại được bào chế thuốc dạng viên sủi, như paracetamol giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Đăng ký trực tuyến