Vi khuẩn HP - Tính chất và cách truyền nhiễm

Thứ tư, 03/01/2024 | 09:02

Vi khuẩn HP, loại nhiễm khuẩn phổ biến thứ hai trên thế giới sau vi khuẩn sâu răng, thường tồn tại lặng lẽ và gây ra các vấn đề về dạ dày như viêm hay loét, thậm chí có thể dẫn đến ung thư. Cùng tìm hiểu về vi khuẩn HP qua bài viết này.

01704247828.jpeg
Vi khuẩn HP là vi khuẩn phổ biến thứ hai trên thế giới

Tổng quan về vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là gì?

Theo chia sẻ từ Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, vi khuẩn HP còn gọi là Helicobacter Pylori, sinh sống và phát triển trong dạ dày của con người.

Điều gì cho phép vi khuẩn HP tồn tại trong môi trường acid của dạ dày? Vi khuẩn này sản xuất một enzyme gọi là Urease, giúp nó làm trung hòa acid trong dạ dày.

Khi phát hiện nhiễm vi khuẩn HP, nhiều người lo ngại liệu nó có gây ra ung thư hay không. Thực tế, vi khuẩn HP có thể gây viêm dạ dày mạn tính và là nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày, viêm tá tràng và thậm chí ung thư dạ dày. Nghiên cứu cho thấy khoảng 1% người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư.

Vi khuẩn HP dạ dày có thể lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Phương thức lây truyền chủ yếu bao gồm:

  • Đường miệng - miệng: Đây là cách phổ biến nhất, thông qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người nhiễm vi khuẩn HP và người không nhiễm. Trong các gia đình, khi có người nhiễm HP, nguy cơ lây sang người khác rất cao.
  • Đường phân - miệng: Vi khuẩn có thể bị đào thải qua phân và lây lan thông qua thói quen ăn đồ sống, tạo ra nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đường khác: Lây nhiễm cũng có thể xảy ra thông qua việc sử dụng chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, hoặc dụng cụ nha khoa. Để tránh lây nhiễm HP, việc vệ sinh và tiệt trùng thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các bệnh nhân khác nhau là cần thiết.
11704247828.jpeg
Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP

Các đối tượng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, mọi người đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP, với ước tính khoảng 50% dân số thế giới hiện đang nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, địa lý, lối sống và điều kiện sống.

Trẻ em có nguy cơ cao do tiếp xúc với người thân nhiễm vi khuẩn, nhất là khi có thói quen hôn môi, chia sẻ thức ăn.

Mặc dù tỷ lệ nhiễm cao, nhiều người nhiễm không thể hiện bất kỳ triệu chứng hay vấn đề sức khỏe nào liên quan đến đường tiêu hóa.

Làm thế nào để phát hiện nhiễm vi khuẩn HP?

Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn HP thường không rõ ràng và thường không được nhận biết dễ dàng. Những biểu hiện thường gặp bao gồm đau vùng thượng vi, đầy bụng, khó tiêu, hoặc rối loạn tiêu hóa. Khi gặp các triệu chứng như vậy, việc tốt nhất là đi thăm khám bác sĩ để đạt được chẩn đoán chính xác.

Có hai phương pháp chính được sử dụng trong y học để phát hiện vi khuẩn HP:

  • Phương pháp xâm lấn: Bằng cách sử dụng nội soi dạ dày tá tràng, bác sĩ đánh giá tình trạng viêm hay loét dạ dày - tá tràng và lấy mẫu mô sinh để tiến hành các xét nghiệm như test urease nhanh, sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn.
  • Phương pháp không xâm lấn: Các phương pháp này giúp xác định có vi khuẩn HP mà không cần sử dụng nội soi dạ dày tá tràng. Bao gồm test hơi thở, xét nghiệm tìm vi khuẩn trong phân, và xét nghiệm kháng thể kháng HP trong máu (ít được sử dụng).

Các phương pháp điều trị khi nhiễm vi khuẩn HP

Điều trị diệt vi khuẩn HP được khuyến nghị cho các nhóm sau:

  • Trường hợp chỉ định điều trị: bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã qua điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, và xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Điều trị phòng ngừa ung thư dạ dày: cho những người nhiễm vi khuẩn HP trong các trường hợp có tiền sử ung thư dạ dày trong gia đình, polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày từ việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) lâu dài, hoặc người muốn loại bỏ vi khuẩn HP.

Phương pháp điều trị HP thường kết hợp các loại kháng sinh và thuốc giảm tiết acid dịch vị. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (cảm giác vị kim loại), lưỡi đen và phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse).

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: vi khuẩn hp
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đăng ký trực tuyến