Vị thuốc quý của dân gian - Hạ khô thảo

Chủ nhật, 26/03/2023 | 10:25

Từ lâu, dược liệu hạ khô thảo đã được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y. Hạ khô thảo có công dụng giải độc và làm mát gan.

 Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu thêm về loại dược liệu này để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

1. Tìm hiểu đặc điểm thực vật cây hạ khô thảo

Cây hạ khô thảo mang tên khoa học Spira Prunella Vulgaris - họ Labiatae. Bắt nguồn tên gọi hạ khô thảo vì nguyên nhân khi qua mùa hè, hoa và lá của cây sẽ bị khô héo. Tuy nhiên trên thực tế với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, dù ở mùa hè nhưng hạ khô thảo vẫn giữ được sự tươi tốt. Hạ khô thảo là tên gọi quen thuộc thường được nhắc đến tuy nhiên chúng còn có nhiều tên gọi khác như cây sắc thảo, cây mạch hạ khô hay cây bổng trụ đầu hoa. 

01679802035.jpeg

Hình ảnh cây hạ khô thảo ngoài tự nhiên

Hạ khô thảo có sức sống mạnh mẽ, cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Thân cây hạ khô thảo có hình trụ, màu đỏ tím. Lá có hình trứng hoặc hình mác dài, lá thường mọc đối xứng. Phần mép lá có hình răng cưa, thân và lá có lông mịn. Hoa hạ khô thảo mọc thành từng cụm, hoa tập trung chủ yếu ở trên ngọn và cành. Mỗi cành có từ 5 - 6 bông hoa. Đài hoa có 2 môi hình 3 cạnh, cánh hoa có màu tím. Nhị hoa có 4 chiếc: 2 ngắn - 2 dài, nhị hoa nhô ra khỏi phần tràng hoa. Quả hạ khô thảo nhỏ và cứng.

Cây hạ khô thảo có bắt nguồn đầu tiên từ các khu vực có khí hậu ôn đới. Đến ngày nay, cây được tìm thấy nhiều ở các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…

Ở nước ta, hạ khô thảo được trồng nhiều ở khu vực Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Sapa, Lào Cai và Hà Giang. Tháng 4 – tháng 6, cây phát triển mạnh và đến tháng 8 thì bắt đầu tàn.

2. Công dụng dược lý của dược liệu hạ khô thảo

Theo tin tức y dược trong hạ khô thảo có chứa những thành phần tốt cho sức khỏe giúp cho những vị thuốc được bào chế từ hạ khô thảo đem lại những tác dụng dược lý bất ngờ như:

  • Công dụng kháng viêm, kháng khuẩn: Dịch chiết xuất từ cây hạ khô thảo có thể ức chế được nhiều loại trực khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như vi khuẩn lỵ, vi khuẩn lao hay thương hàn,...
  • Điều hòa và làm hạ huyết áp: Tất cả các bộ phận của cây hạ khô thảo đều có khả năng điều hòa và làm hạ huyết áp. Tuy nhiên, hoa hạ khô thảo chính là bộ phận có công dụng tốt và tác động nhanh nhất.
  • Phòng ngừa ung thư: một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạ khô thảo có khả năng hạn chế làm làm chậm quá trình di căn của các tế bào ung thư cổ tử cung.
  • Giúp lợi tiểu: vì hạ khô thảo có chứa nhiều kali nitrat và acid ursolic mà cả hai hoạt chất này đều có công dụng giúp lợi tiểu hiệu quả. Hơn nữa, hoạt chất acid ursolic còn có công dụng giúp loại bỏ độc tố bị dư thừa ra ngoài cơ thể từ đó giúp thông tiểu hay điều trị bệnh tiểu vàng. 

3. Một số bài thuốc hay có chứa hạ khô thảo trong điều trị bệnh

Dược liệu hạ khô thảo có những tác dụng dược lý phong phú, chứa nhiều hoạt chất tiềm năng do đó thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y

  • Điều trị các bệnh về da liễu: hạ khô thảo có tính lạnh và có tính kháng khuẩn do đó khi gặp phải những vấn đề ngoài da, các bài thuốc Đông Y thường có chứa hạ khô thảo để điều trị như bị mụn nhọt, chứng viêm da, bị nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng mắt,...
  • Hệ thần kinh được cải thiện hoạt động: hoạt chất được chiết xuất thu được từ hạ khô thảo có công dụng an thần và giúp thư giãn hệ thần kinh, cải thiện triệu chứng căng thẳng, đau đầu, choáng váng. Đặc biệt, hoạt chất từ hạ khô thảo còn được sử dụng hỗ trợ điều trị cho những trường hợp trẻ em bị tăng động. 
  • Những chế phẩm nước súc miệng có chứa vị thuốc hạ khô thảo hỗ trợ điều trị viêm họng, nhiệt miệng hay bị chảy máu vùng lợi. Bên cạnh đó, lá thuốc hạ khô thảo ở dạng lá tươi còn có thể dùng để chà xát trực tiếp lên vùng da để giảm sưng và làm dịu đi cảm giác sưng tấy, ngứa ngáy do những vết côn trùng đốt. 

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng các bài thuốc được nêu ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến và có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tóm lại, hạ khô thảo là một loại dược liệu quý của dân gian. Tuy nhiên để có thể tận dụng sử dụng hết công dụng của dược liệu hạ khô thảo vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định thêm về hiệu quả. Do đó, chúng ta không nên tự ý sử dụng hay lạm dụng hạ khô thảo mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Nha đảm tử là một loại thảo dược quý có vị đắng và tính hàn. Đặc tính này giúp ức chế hoạt động của tế bào ung thư và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể điều trị sốt rét, bệnh lỵ, và tiêu chảy kéo dài.
Đăng ký trực tuyến