10 lời khuyên về lối sống cho bệnh nhân đái tháo đường

Thứ ba, 17/01/2023 | 08:44

Bệnh đái tháo đường không còn xa lạ với chúng ta, nó là một bệnh rối loạn chuyển hoá các chất trong cơ thể, đặc trưng là tình trạng tăng đường huyết kéo theo rối loạn chuyển hoá lipid, protid và các chất điện giải do thiếu đi hormone insulin tuyến tụy.

Biến chứng bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào và có thể gây tử vong, tàn phế hay làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là 10 lời khuyên của Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết về lối sống cho người bệnh đái tháo đường để làm giảm thiểu tối đa biến chứng do bệnh gây ra.

01673920424.jpeg

10 lời khuyên về lối sống cho bệnh nhân đái tháo đường

1. Cần lựa chọn tinh bột cẩn thận

Mối quan tâm lớn nhất đối với bệnh nhân tiểu đường chính là có thể ăn tinh bột hay không? Lượng tinh bột bao nhiêu là đủ, loại tinh bột nào là phù hợp? Và cần chú ý điều gì khi ăn tinh bột?

Người bệnh đái tháo đường thật ra không cần phải cắt hoàn toàn tinh bột, năng lượng được cung cấp từ tinh bột nên chiếm từ 50 đến 60% năng lượng khẩu phần. Nên sử dụng các loại tinh bột phân hủy chậm và cung cấp năng lượng ổn định như là ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt, rau củ, trái cây tươi,… để có thể ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Hạn chế các loại trái cây, củ quả làm tăng đường huyết như mít, na, nhãn… và lâu dài sẽ gây nên biến chứng bệnh tiểu đường,.... Việc cắt giảm quá mức lượng tinh bột có thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, gây nên những biến chứng cấp tính như hạ đường huyết, mệt mỏi, vã mồ hôi, hoa mắt, lo âu,...

2. Hãy giảm cân nếu cần thiết

Nếu bạn đang thừa cân, hãy bắt đầu giảm cân dần dần, chỉ cần giảm được vài cân có thể giúp cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể và phòng chống biến chứng tiểu đường. Giảm cân giúp giảm bớt lượng đường huyết của bạn cũng như cải thiện huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. Hãy cố gắng đốt cháy lượng calo nhiều hơn lượng calo ta ăn vào, có thể áp dụng bằng cách cắt giảm chất béo, đường khỏi chế độ ăn uống hằng ngày của bạn.

3. Ngủ đủ

Người bệnh tiểu đường thường gặp một số vấn đề về giấc ngủ như là ngủ li bì, khó ngủ, ngủ không đủ,... Việc ngủ quá nhiều hay ngủ quá ít sẽ tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt đồ ăn giàu tinh bột. Điều này dẫn đến tình trạng tăng cân, đồng thời làm tăng nguy cơ các biến chứng bệnh tiểu đường. Vậy nên, hãy cố gắng ngủ đủ giấc, bảy đến tám giờ mỗi đêm.

4. Vận động thể chất hợp lý

Chọn bất cứ môn thể thao nào bạn thích như đi bộ, khiêu vũ, đạp xe, nhảy dây,.... Tập thể dục như vậy sẽ  bạn giảm đi nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mức cholesterol và huyết áp ổn định, giúp giảm cân, giảm căng thẳng và giúp bạn đặc biệt ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.

11673920424.jpeg

Hoạt động thể chất giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường

5. Cố gắng kiểm soát lượng đường huyết mỗi ngày

Kiểm tra hàm lượng đường trong máu mỗi ngày giúp bạn chống các biến chứng của bệnh tiểu cũng như giúp bạn biết các loại thực phẩm hay các hoạt động ảnh hưởng đến bạn ra sao, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị của bạn có hiệu quả nhất. Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra đường huyết mao mạch tại nhà theo hướng dẫn, bạn nên kiểm tra trước bữa ăn, đặc biệt là trước bữa ăn sáng, hoặc kiểm tra đường huyết sau bữa ăn một hay hai giờ.

Bác sĩ theo dõi bạn có thể giúp bạn đặt lượng đường huyết mục tiêu, khi càng cố gắng đến gần mục tiêu, bạn càng cảm thấy tốt hơn.

6. Giảm tình trạng căng thẳng

Một số biểu hiện sau đây cho thấy bạn đang trong trạng thái căng thẳng như: rối loạn giấc ngủ, không có động lực, hay cáu kỉnh, đau đầu, suy sụp, bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi,... Việc căng thẳng có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên. Vậy nên ta cần loại bỏ mọi căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần bằng cách tăng cường luyện tập thể dục, sử dụng tinh dầu, nến thơm, học yoga, bổ sung vi chất dinh dưỡng,… từ đó bạn có thể để ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường.

7. Nói không với muối

Giảm hàm lượng muối giúp làm giảm huyết áp và bảo vệ quả thận của bạn, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường liên quan đến tim mạch và thận. Người bệnh tiểu đường nên giảm lượng muối mỗi ngày xuống dưới 2,3g muối hoặc thấp hơn. Để giảm và hạn chế lượng muối bạn có thể thực hiện các biện pháp như: hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn, nêm nếm các loại thảo mộc và gia vị thay vì muối ăn,…

8. Chăm sóc vết thương cẩn thận

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như làm chậm quá trình liền thương, vì vậy nếu bạn không may bị thương, có các vết cắt, vết xương hay những vết bầm tím thì hãy nhanh chóng điều trị ngay kể cả những vết thương nhỏ nhất. Vệ sinh, rửa vết thương đúng cách, sử dụng kháng sinh và băng vô trùng. Nếu qua vài ngày tình trạng không khá hơn bạn nên đi đến bác sĩ để kiểm tra.

Cần giữ thói quen kiểm tra bàn chân mỗi ngày để xác định các vết loét, vết phồng rộp, vết cắt, vết mẩn đỏ hoặc sưng tấy. Bạn nên giữ ẩm cho bàn chân để ngăn ngừa các vết nứt. Bàn chân đái tháo đường là một biến chứng khá nghiêm trọng ở bệnh tiểu đường. Do vậy, cần chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng ấy.

9. Bỏ thuốc lá

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Những bệnh nhân tiểu đường nếu vẫn tiếp tục dùng thuốc lá sẽ có nguy cơ tử vong sớm cao hơn hai lần so với những người không hút thuốc. Bỏ thuốc lá sẽ làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, tổn thương thần kinh, bệnh thận cũng như ngăn ngừa các biến chứng bệnh đái tháo đường. Nếu vẫn chưa bỏ được thuốc lá mà thì bạn có thể lập kế hoạch và chiến lược tốt nhất để có thể bỏ thuốc lá.

10. Tái khám đều đặn và định kỳ

Để phát hiện sớm cũng như phòng chống được biến chứng tiểu đường, bạn nên tái khám đều đặn từ 2 – 4 lần mỗi năm, nếu bạn đang dùng insulin thì cần đi khám thường xuyên hơn, cụ thể là bạn nên khám mắt hằng năm để kiểm tra xem có tổn thương mắt, kiểm tra thần kinh, thận và kiểm tra xem có bất kỳ biến chứng nào không.

Tóm lại, bệnh đái tháo đường là một căn bệnh mạn tính, diễn biến âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, thậm chí đe dọa đến tính mạng khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nên, cần xây dựng một lối sống tốt, đo cũng chính là biện pháp cơ bản có thể giúp bạn ngăn ngừa nhiều biến chứng do tiểu đường gây nên cũng tăng hiệu quả điều trị.

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Hội chứng đau đầu có nguyên nhân đa dạng và mỗi người thường có cách giảm đau riêng. Đau đầu kéo dài hoặc đau nửa đầu thường cần chú ý, và việc chườm đá có thể là một phương pháp giúp giảm đau trong một số trường hợp.
20 đại học ở Hà Nội xét tuyển bằng phương thức sử dụng điểm SAT

20 đại học ở Hà Nội xét tuyển bằng phương thức sử dụng điểm SAT

Nhiều trường đại học thường sử dụng điểm SAT - bài thi chuẩn hóa ở Mỹ để xét tuyển. Bách Khoa Hà Nội đặt mức điểm cao nhất là 1450/1600, trong khi các trường khác thường yêu cầu từ 1100 điểm trở lên.
Trường ĐH công lập đầu tiên ở phía Bắc công bố điểm chuẩn học bạ

Trường ĐH công lập đầu tiên ở phía Bắc công bố điểm chuẩn học bạ

Học viện Phụ nữ Việt Nam đã trở thành trường công lập đầu tiên ở phía Bắc công bố điểm chuẩn dựa trên học bạ. Ngành Truyền thông đa phương tiện đã đạt mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.
Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Đăng ký trực tuyến