Công dụng tuyệt vời từ Đinh hương và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 17/01/2023 | 08:17

Đã từ lâu, đinh hương được biết đến như một loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn là một loại gia vị tuyệt vời dùng trong chế biến các món ăn.

Vậy đinh hương có những công dụng cụ thể gì, hãy cũng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu nhé!

01673918649.jpeg

Đinh hương

Thông tin chung:

Đinh hương là một loại cây thuộc họ sim, tên khác là tử hương. Đinh hương (Syzygium aromaum) là một loại cây có nguồn gốc từ Indonesia.

Bộ phận dùng và cách dùng:

Nụ hoa đinh hương chính là bộ phận dùng chủ yếu của cây được thu hái vào thời điểm nụ bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu hồng hơi đỏ, có thể để cả cuống hoặc ngắt bỏ, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô là có thể sử dụng. Nụ hoa khô của nó là một loại gia vị phổ biến và cũng là một vị thuốc trong Y học cổ truyền.

Dầu đinh hương, nụ hoa khô, lá và thân được sử dụng để làm thuốc. Dầu đinh hương có chứa một chất hóa học gọi là eugenol có thể giúp giảm đau và chống nhiễm trùng. Đinh hương cũng là một thành phần phổ biến trong thuốc lá.

Người ta thường sử dụng đinh hương để trị đau răng, đau khi làm răng, mảng bám răng, buồn nôn, khó tiêu và nhiều tình trạng khác, nhưng không có bằng chứng khoa học xác đáng nào chứng minh những công dụng này.

Trong chế biến món ăn, có thể phơi khô đinh hương và nghiền ra thành dạng bột để làm tăng hương vị cho các món ăn. Ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, thì cây đinh hương được sử dụng để làm tăng hương vị cho các món như salad, súp, một số loại bánh hoặc tăng hương vị cho cà phê.

Đinh hương cũng có mặt trong nước súc miệng, gel, kem và dầu,...

11673918649.jpeg

Tinh dầu đinh hương

Đinh hương có an toàn để sử dụng không?

  • Đinh hương thường được tiêu thụ dưới dạng thực phẩm. Nhưng chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu dùng đinh hương với số lượng lớn hơn có an toàn hay tác dụng phụ có thể xảy ra hay không.
  • Dầu đinh hương hoặc kem có chứa hoa đinh hương có thể an toàn. Nhưng bôi dầu đinh hương vào miệng hoặc trên nướu đôi khi có thể gây kích ứng và tổn thương nướu. Thoa dầu đinh hương hoặc kem lên da đôi khi có thể gây bỏng và kích ứng da.
  • Khi hít vào: Khói từ thuốc lá đinh hương có thể không an toàn và có thể gây ra tác dụng phụ như khó thở và bệnh phổi.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng Đinh hương

  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Đinh hương thường được tiêu thụ dưới dạng thực phẩm. Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu đinh hương có an toàn khi sử dụng với số lượng lớn hơn khi mang thai hoặc cho con bú hay không. 
  • Trẻ em : Dầu đinh hương có thể không an toàn khi uống. Ngay cả một lượng nhỏ dầu đinh hương cũng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như co giật, tổn thương gan và mất cân bằng chất lỏng.
  • Rối loạn đông cầm máu: Dầu đinh hương có chứa một chất hóa học gọi là eugenol dường như làm chậm quá trình đông máu. Uống dầu đinh hương có thể gây chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu.
  • Đối với phẫu thuật: Đinh hương chứa các hóa chất có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và làm chậm quá trình đông máu. Nó có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu hoặc gây chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng đinh hương ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Đinh hương có tương tác với thuốc nào không?

  • Thuốc điều trị đái tháo đường

Đinh hương có thể gây giảm lượng đường trong máu. Dùng đinh hương song song với thuốc trị đái tháo đường có thể làm giảm đường huyết. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn khi đang sử dụng thuốc trị đái tháo đường cùng với các chế phẩm từ đinh hương.

  • Ibuprofen (Advil, những loại khác)

Thêm ibuprofen vào dầu đinh hương trước khi thoa lên da có thể làm tăng lượng ibuprofen được hấp thụ qua da, có thể làm tăng tác dụng phụ.

  • Các loại thuốc làm chậm quá trình đông cầm máu (Thuốc chống đông máu; Thuốc chống kết tập tiểu cầu,...)

Đinh hương có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng đinh hương cùng với các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu.

Đinh hương có tương tác với các loại thảo mộc và chất bổ sung?

  • Các loại thảo mộc và chất bổ sung có thể gây giảm đường huyết

Dùng đin hương cùng với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể làm giảm đường huyết khá nhiều. Ví dụ như lô hội, mướp đắng, xương rồng lê gai, quế cassia, crom,...

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết đinh hương là một loại gia vị thường được sử dụng trong các món ăn cũng là một loại thảo dược với nhiều công dụng tuyệt vời. Cho đến nay, vẫn chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liều lượng đinh hương thích hợp chính xác là bao nhiêu. Bạn nên trao đổi cụ thể hơn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để tìm ra loại sản phẩm và liều lượng nào là tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của chính mình.

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến