10 Tác dụng phụ của trà xanh

Thứ năm, 10/11/2022 | 09:16

Uống trà xanh có thể là sở thích của nhiều người vì chúng có vị thanh mát và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như là giúp thanh nhiệt cơ thể cũng như có tác dụng giảm cân hiệu quả.

01668047229.jpeg

Tác dụng phụ của trà xanh

Tuy nhiên nếu lạm dụng và uống quá nhiều trà có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn.Và sau đây là 10 tác dụng phụ của trà xanh:

1.Giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi uống trà xanh thì sẽ kích thích cơ thể hấp thu tanin từ trà, hợp chất này sẽ làm cho cơ thể khó hấp thu sắt trong đường tiêu hóa đồng thời khi hợp chất này kết hợp với sắt sẽ gây giảm tính chống oxy hóa.

Khi thiếu sắt thì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuần hoàn máu và cả các hoạt động của não bộ, nên là những người bị thiếu sắt không nên sử dụng trà để tránh tình trạng thiếu sắt trở nên trầm trọng hơn.

Tình trạng này càng nặng hơn nếu bạn là người ăn chay trường, bởi vì tanin hoạt động mạnh trong nguồn dinh dưỡng thực vật nhiều hơn ở động vật, vậy nên nguy cơ thiếu sắt ở những người ăn chay cũng cao hơn so với người có chế độ ăn đa dạng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên uống ít hơn 700ml trà/ ngày và nên uống vào lúc giữa buổi sau bữa ăn, vì lúc đó lượng sắt từ thức ăn đã được hấp thu vào trong cơ thể.

2.Gây căng thẳng tâm lý

Trong trà có chứa một lượng chất kích thích khiến cơ thể tỉnh táo. Việc can thiệp vào thói quen sinh hoạt, nhịp sinh học tự nhiên chính là sẽ gây ra sự căng thẳng cho não bộ. Khi bạn mệt, muốn nghỉ ngơi lại ép cơ thể hoạt động thì các khối cơ sẽ mệt mỏi rồi dẫn đến căng thẳng.

Từ tình trạng căng thẳng lâu dần bạn sẽ bị xuất hiện tâm trạng lo âu và dễ áp lực. Trung bình một tách trà có chứa 11 - 61 mg cafein và thời gian ngâm trà càng lâu lượng chất này sẽ càng tăng cao. Lượng cafein trong trà giới hạn mỗi ngày là dưới 200 mg.

3.Gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Uống trà xanh sẽ khiến bạn mất ngủ do chất trong trà làm tỉnh táo khá cao, đặc biệt là khi ngâm lâu. Melatonin là hormone báo hiệu cơn buồn ngủ để não bộ có thể điều khiển hành vi cơ thể. Nhưng khi có mặt của cafein sẽ gây ức chế sinh ra hormone melatonin làm chất lượng giấc ngủ bị suy giảm.

Khi bạn bị thiếu ngủ kéo dài, sức khỏe bị suy giảm, các cơ quan cũng không đào thải được độc tố gây nên sự mệt mỏi và suy giảm trí nhớ. Vậy nên tuyệt đối không uống trà xanh trước khi đi ngủ, như vậy sẽ khiến não bộ tỉnh táo và làm bạn mất ngủ.

4.Gây đau đầu

Theo như nghiên cứu nếu mỗi ngày bạn dùng 100 mg cafein thì sau thời gian dài sẽ xuất hiện các cơn đau đầu và làm khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Trà xanh chứa khá nhiều caffein, đó là lý do tại sao khi uống nhiều và uống trong một thời gian dài sẽ khiến bạn đau đầu liên tục. Nếu bạn đang đau đầu thì nên ngừng dùng trà xanh, tình trạng đau đầu có thể được cải thiện.

5.Có thể gây ảnh hưởng không tốt đến gan

Trong trà xanh có chứa chất polyphenol, một khi sử dụng nhiều chất này có thể gây ảnh hưởng cho cả gan và thận. Khi bạn uống quá nhiều trà xanh có thể làm hỏng thành gan và có thể dẫn đến sự ăn mòn của gan. Vậy nên, hãy hạn chế lượng trà xanh bạn dùng mỗi ngày.

6.Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây buồn nôn

Dùng nhiều trà xanh có thể gây nên các vấn đề về dạ dày. Trong trà xanh có chứa tanin có thể gây kích ứng các mô cơ quan đường tiêu hóa và tăng lượng axit dạ dày. Do đó có thể gây nên cảm giác buồn nôn, đau dạ dày khi uống đặc biệt là uống vào lúc đói. Mỗi cơ thể sẽ có một giới hạn lượng trà khác nhau nhưng tốt nhất không nên dùng quá 500ml trà trên một ngày.

7.Làm ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim

Nếu là người đang mắc bệnh tim mạch thi trà xanh không phải thức uống dành cho bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng trà xanh có thể gây tăng nhịp tim đột ngột hoặc gây giảm nhịp tim. Bên cạnh đó, dùng nhiều trà xanh có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp, và giảm đi tác dụng của một số thuốc điều trị huyết áp.

8.Ợ nóng, ợ chua

Theo nghiên cứu, caffeine có thể gây giãn cơ vòng khiến axit dạ dày trào ngược dẫn đến tinh trạng ợ nóng, ợ chua. Tình trạng ợ nóng, ợ chua có thể do nhiều nguyên nhân khác, việc uống trà chỉ là nguyên nhân tác động nhỏ. Do đó, khi xuất hiện tình trạng này có thể thử giảm lượng trà xanh bạn sử dụng để xem xét.

9.Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai

11668047229.jpeg

Phụ nữ mang thai không nên dùng trà xanh

Cafein gây nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ của cả mẹ và bé. Nếu dung nạp quá nhiều cafein khi mang thau có thể gây nên sảy thai hoặc là khiến em bé sinh ra bị thiếu cân. Do đó, khi mang thai phụ nữ không nên uống trà xanh mà hãy dùng các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe.

10.Khiến bạn phụ thuộc vào cafein

Theo tin tức Caffein là một chất kích thích có gây nghiện sau một thời gian dài sử dụng. Vậy nên để tránh lệ thuộc vào nó hãy cân đối liều lượng trà vừa đủ và thời gian sử dụng hợp lý.

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 với 4 mức điểm.
Đăng ký trực tuyến