11 cơ sở đại học Việt Nam góp mặt trong Bảng xếp hạng đại học châu Á 2023

Thứ tư, 09/11/2022 | 10:03

Trong Bảng xếp hạng đại học châu Á 2023 được Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds công bố, Việt Nam có 11 đại diện.

dh-ton-duc-thang
Trường Đại học Tôn Đức Thắng đứng vị trí 138 trong Bảng xếp hạng đại học châu Á 2023.

Ngày 8/11, kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học châu Á 2023 (QS AUR 2023) được Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds công bố.

11 cơ sở đại học Việt Nam góp mặt trong Bảng xếp hạng đại học châu Á 2023

Căn cứ theo bảng xếp hạng, Việt Nam có 11 đại diện. Cụ thể gồm:

- Vị trí 138: Trường Đại học Tôn Đức Thắng;

- Vị trí 145: Trường Đại học Duy Tân;

- Vị trí 162 châu Á và vị trí 36 khu vực Đông Nam Á: Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Vị trí 167: Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh;

- Vị trí 248: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội;

- Nằm trong nhóm 351-400: Đại học Huế;

- Nằm trong nhóm 401-450: Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh;

- Nằm trong nhóm 501-550: Đại học Đà Nẵng;

- Nằm trong nhóm 551-600: Đại học Cần Thơ;

- Nằm trong nhóm 551-600: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;

- Nằm trong nhóm 651-700: Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.

Theo Bản tin Giáo dục – Khoa Cao đẳng Dược (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) dẫn nguồn từ VTV, Tổ chức QS đã xếp hạng cho 760 cơ sở giáo dục đại học của châu Á (trong đó có 34 cơ sở giáo dục đại học lần đầu được xếp hạng) trong kỳ xếp hạng QS AUR 2023.

Kết quả xếp hạng này được dựa trên phân tích phản hồi từ hơn 151.000 học giả và 99.000 nhà tuyển dụng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, QS đã phân tích hơn 117,8 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2016-2021) từ 16,4 triệu công bố khoa học (trong giai đoạn 2016-2020).

dhqg_1
Vị trí 162 châu Á và vị trí 36 khu vực Đông Nam Á thuộc về Đại học Quốc gia Hà Nội

Về tiêu chí và trọng số xếp hạng, QS AUR 2023 giữ nguyên phương pháp xếp hạng khi đánh giá các cơ sở giáo dục đại học theo 11 chỉ số:

- Đánh giá của học giả (30%);

- Đánh giá của nhà tuyển dụng (20%);

- Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%);

- Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%);

- Số bài báo khoa học/giảng viên (5%);

- Tỷ lệ trích dẫn/bài báo khoa học (10%);

- Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%);

- Tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%);

- Tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%);

- Tỷ lệ sinh viên đến trao đổi (2,5%)

- Tỷ lệ sinh viên đi trao đổi (2,5%).

Nguồn: caodangyduoc.com.vn

Hạ Vi

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý trong các phương thức tuyển sinh.
Bộ GD&ĐT công bố 35 đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Bộ GD&ĐT công bố 35 đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị được phép tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Năm 2025, trường Đại học nào tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển?

Năm 2025, trường Đại học nào tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển?

Năm 2025, tuyển sinh đại học sẽ thay đổi đáng kể với các kỳ thi riêng do nhiều trường tổ chức, mở ra cơ hội lớn cho học sinh lớp 12 nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị và theo dõi thông tin chặt chẽ.
ĐH Bách khoa TPHCM dự kiến còn 2 phương thức tuyển sinh trong năm 2025

ĐH Bách khoa TPHCM dự kiến còn 2 phương thức tuyển sinh trong năm 2025

Năm 2025, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM dự kiến áp dụng hai phương thức chính để tuyển sinh, bao gồm xét tuyển kết hợp và xét tuyển thẳng.
Đăng ký trực tuyến