Bệnh cường giáp là một hội chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra, với hội chứng Basedow là nguyên nhân phổ biến nhất. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và tăng trưởng của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh cường giáp có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm.
Theo chia sẻ từ Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đầu tiên, cường giáp không phải là một bệnh đơn lẻ mà là một hội chứng, được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó, bệnh Basedow - một dạng cường giáp phổ biến nhất - thường đi kèm với các triệu chứng như bướu cổ phồng, mắt lồi, và tăng hoạt động của tuyến giáp; cùng với các nguyên nhân khác như bướu nhân độc, viêm tuyến giáp...
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh được gây ra bởi sự tăng tiết hormone của tuyến giáp, gồm cả triiodothyronine và thyroxin, dẫn đến các triệu chứng liên quan đến tim mạch và tăng cường quá mức của quá trình chuyển hóa, bao gồm tim đập nhanh và mất cân nặng.
Bệnh cường giáp có những triệu chứng gì?
Các dấu hiệu của bệnh cường giáp gồm:
Đập nhanh và mạnh của tim: người bệnh có thể cảm nhận cảm giác tim đập nhanh và mạnh, thường kèm theo đau ngực và khó thở.
Tăng cảm giác nóng: do tăng chuyển hóa cơ bản, người mắc bệnh cường giáp thường cảm thấy nóng bức và không thoải mái ở nhiệt độ cao.
Tiêu chảy: một triệu chứng phổ biến, có thể là kết quả của sự tăng động của ruột.
Run tay: cảm giác run rẩy không kiểm soát, thường xuyên và nhanh chóng.
Bướu cổ: phình to ở vùng cổ do tuyến giáp phì đại.
Mất cân nặng: người bệnh thường giảm cân mặc dù ăn uống bình thường hoặc nhiều hơn.
Ra mồ hôi nhiều: thường xuyên ra mồ hôi ngay cả khi không vận động.
Thay đổi tâm trạng: dễ cáu giận, lo lắng.
Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ và giấc ngủ không yên.
Mệt mỏi: mệt mỏi và suy giảm khả năng vận động.
Bệnh cường giáp có gây nguy hiểm không?
Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Biến chứng tim mạch: Bệnh nhân cường giáp thường gặp các vấn đề về nhịp tim, từ nhịp tim nhanh đến các rối loạn nhịp như rung nhĩ, có thể dẫn đến suy tim nếu không được can thiệp kịp thời.
Cơn bão giáp: Khi mức hormone tăng cao đột ngột, các triệu chứng cường giáp trở nên nặng hơn, đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lồi mắt ác tính: Trong trường hợp cường giáp do bệnh Basedow, có nguy cơ bị lồi mắt, tăng tiết nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, kèm theo viêm kết mạc và tổn thương giác mạc.
Phương pháp chẩn đoán bệnh cường giáp
Khi bạn cảm thấy có các triệu chứng cảnh báo của cường giáp, hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán.
Các xét nghiệm cần thiết bao gồm định lượng TSH, FT3, FT4. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn mắc cường giáp, bạn sẽ thấy tăng nồng độ FT4, FT3 và giảm TSH. Các phương pháp cận lâm sàng khác như siêu âm tuyến giáp, siêu âm doppler tuyến giáp có thể được thực hiện để đánh giá kích thước của tuyến giáp và tìm nguyên nhân gây ra cường giáp.
Có thể điều trị bệnh cường giáp không?
Phương pháp điều trị bệnh cường giáp
Thường, bệnh cường giáp có thể dễ dàng điều trị bằng phương pháp nội khoa, đơn giản là uống thuốc. Thuốc kháng giáp tổng hợp hoặc thuốc chẹn beta giao cảm sẽ được bác sĩ kê cho bệnh nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tuân thủ liệu pháp liên tục trong khoảng 12-18 tháng, không tự ý ngưng thuốc khi không còn triệu chứng.
Sau khoảng 2-4 tuần điều trị, tình trạng lâm sàng thường được cải thiện và các xét nghiệm chức năng của tuyến giáp cũng dần hồi phục, mặc dù TSH thường cải thiện chậm hơn.
Trong một số trường hợp, nếu bướu cổ gây ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc tái phát nhiều lần, có thể sử dụng phương pháp ngoại khoa hoặc uống đồng vị Iod phóng xạ để giải quyết vấn đề.
Cường giáp là một rối loạn hormone tuyến giáp, gây ra nhiều biểu hiện lâm sàng và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo của bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.