Bệnh viêm tuyến nước bọt có thể lây nhiễm tới người khác không?

Thứ bảy, 02/12/2023 | 10:00

Viêm tuyến nước bọt là sự viêm nhiễm của tuyến nước bọt do vi khuẩn, virus, nấm hoặc dị ứng gây ra. Các triệu chứng thường bao gồm sưng, đau và sưng khi ăn.

01701486712.png
Viêm tuyến nước bọt thường do nhiễm khuẩn gây ra

Tìm hiểu về bệnh viêm tuyến nước bọt

Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?

Theo các Bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tuyến nước bọt là một hệ thống dịch nước bọt xung quanh vùng miệng, có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Viêm tuyến nước bọt có thể gây rắc rối cho sức khỏe.

Viêm tuyến nước bọt là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại các tuyến nước bọt. Nhiễm trùng thường do sỏi tắc ống tuyến hoặc suy giảm chức năng tiết nước bọt, hoặc các nguyên nhân khác. Viêm tuyến nước bọt (còn được gọi là viêm tuyến nước bọt cấp) thường xảy ra ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Một loại phổ biến của viêm tuyến nước bọt là viêm quai bị, đa phần mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần.

Có ba tuyến nước bọt chính:

  • Tuyến mang tai: Là tuyến lớn nhất, nằm hai bên má, trên hàm và phía trước tai. Khi một trong hai tuyến này bị viêm, gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
  • Tuyến dưới hàm: Nằm hai bên hàm, dưới xương hàm.
  • Tuyến dưới lưỡi: Nằm phía dưới miệng, dưới lưỡi.

Ngoài ra, còn hàng trăm tuyến nước bọt nhỏ khác có chức năng tiết nước bọt từ các ống nước bọt xung quanh miệng.

Vì sao lại bị viêm tuyến nước bọt?

Viêm tuyến nước bọt thường do nhiễm khuẩn gây ra. Staphylococcus aureus là nguyên nhân chủ yếu, cùng với các vi khuẩn như Streptococci, coliform và các loại vi khuẩn khác. Các yếu tố khác có thể gây viêm tuyến nước bọt bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Tiếp xúc với xạ trị vùng đầu và cổ trong quá trình điều trị.
  • Sỏi tuyến nước bọt.
  • Tắc nghẽn ống tuyến nước bọt do đờm nhầy.
  • Suy dinh dưỡng và mất nước cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tuyến nước bọt.

Mặc dù hiếm khi gây ra biến chứng, nhưng nếu không được điều trị, viêm tuyến nước bọt có thể dẫn đến tích tụ mủ và áp xe trong tuyến. Viêm tuyến nước bọt do khối u lành tính có thể làm tuyến phình ra. Còn khối u ác tính có thể phát triển nhanh chóng và gây khó khăn cho các chuyển động ở vùng mặt.

Triệu chứng bệnh viêm tuyến nước bọt

11701486712.jpeg
Các triệu chứng của viêm tuyến nước bọt

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thông tin thêm, khi mắc viêm tuyến nước bọt, người bệnh có thể trải qua các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Sưng đột ngột ở tuyến mang tai khi ăn, ban đầu có thể gây hiểu lầm với triệu chứng của bệnh quai bị.
  • Mùi hôi và cảm giác bất thường trong miệng.
  • Sốt và cảm giác mệt sau khi xuất hiện sưng tuyến mang tai.
  • Đau hoặc không thoải mái khi mở miệng.
  • Khó mở miệng to.
  • Cảm giác khô miệng.
  • Xuất hiện mủ trong miệng.
  • Đau miệng.
  • Đau ở vùng mặt.
  • Sưng, đỏ ở hàm phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng miệng.
  • Sưng ở cổ hoặc mặt.

Những triệu chứng này thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, việc tìm kiếm sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ là cần thiết. Nếu xuất hiện khó thở, sốt cao, khó nuốt hoặc các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây nhiễm cho người khác không?

Theo chuyên gia, bệnh viêm tuyến nước bọt không lây nhiễm. Thực tế cho thấy không có trường hợp nào lây bệnh từ người bị viêm tuyến nước bọt, ngay cả khi họ là thành viên trong gia đình. Nguyên nhân cho điều này được xác định như sau:

Tuyến nước bọt bao gồm tuyến nước bọt nhỏ và lớn. Hầu hết các khối u tuyến nước bọt là lành tính và không lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Còn tế bào ác tính, mặc dù có thể gây ra ung thư, nhưng không xuất hiện trong tuyến nước bọt của người bị bệnh, vì vậy bạn có thể yên tâm.

Bệnh viêm tuyến nước bọt không lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, không nên chủ quan với việc ung thư tuyến nước bọt không lan truyền, mà phải tiếp tục tìm hiểu về các nguyên nhân gây bệnh. Những người có nguy cơ cao thường là những người trải qua xạ trị ở vùng đầu và cổ, công nhân tiếp xúc với bức xạ từ nhà máy, hoặc người dùng điện thoại di động nhiều, cần đặc biệt chú ý.

Mặc dù viêm tuyến nước bọt không lây qua tiếp xúc hàng ngày, thậm chí không lây qua hành động nụ hôn hoặc quan hệ bằng đường miệng, nhưng bệnh có thể phát sinh từ các nguyên nhân khác. Khi mắc bệnh, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Đăng ký trực tuyến