Bệnh xương khớp cần tránh xa những thực phẩm này

Thứ hai, 06/02/2023 | 10:05

Nhóm bệnh lý xương khớp rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi vào mùa lạnh. Những người bệnh này cần tránh xa những loại thực phẩm nhất định vì chúng có thể hủy hoại xương và khớp nếu sử dụng không hợp lý.

01675653980.jpeg

Bệnh xương khớp

Bệnh lý xương khớp từ lâu không còn xa lạ với nhiều người bởi tỉ lệ mắc không hề thấp ở nhóm bệnh nhân cao tuổi (độ tuổi 45 trở lên). Ở Việt Nam hiện tại thường phổ biến 7 nhóm bệnh xương khớp sau: thoái hóa các khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống và loãng xương.

Theo giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng chia sẻ: Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý về xương khớp, chủ yếu đến từ sự lão hóa do tuổi tác, tình trạng thay đổi nội tiết tố (mãn kinh ở phụ nữ) hay những di chứng do lao động, mang vác, khiêng nặng, sai tư thế khi còn ở độ tuổi lao động. Tuy nhiên, có một nhóm nguyên nhân rất ít được chú ý là chế độ ăn có những loại thực phẩm gây hại cho xương khớp. 

Thực phẩm có hại cho xương khớp có nhiều nhóm khách nhau. Cơ chế gây hại thường gặp là gây mất canxi trong xương khiến xương yếu, chịu lực kém. Một số cơ chế khác khiến tình trạng viêm nhiễm tại xương khớp trở nên trầm trọng và tăng lớn mức độ đau và cản trở hoạt động của khớp xương. Theo các bác sĩ chuyên ngành của trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: thực phẩm hàng ngày đóng một vai trò rất quan trọng liên quan tới việc điều trị của bệnh nhân xương khớp. Sau đây là tổng hợp 4 nhóm thực phẩm người bệnh cơ xương khớp cần tránh xa nếu không muốn các cơn đau bùng phát và gây ảnh hưởng hiệu quả trị liệu bệnh.

1. Những thực phẩm chứa quá nhiều muối

Trên thực tế, muối là gia vị thiết yếu trong đời sống. Nếu không ăn muối trong thời gian dài sẽ dẫn tới mất trương lực cơ, mệt mỏi, gây ra nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, nếu ăn thực phẩm chứa quá nhiều muối, cơ thể sẽ loại bỏ nhiều canxi và rõ ràng cân bằng này sẽ khiến xương của bạn yếu đi nếu duy trì lâu dài.

Cần biết, canxi là khoáng chất thiết yếu hình thành lên xương. Canxi là thành phần chính của khoáng chất trong xương, chúng cùng cốt giao là hai thành phần chủ yếu tạo nên cấu trúc vừa bền chắc vừa dẻo dai. Xương bị mất canxi có thể gây loãng xương. Ngay cả khi chưa loãng xương thì chúng cũng sẽ chịu lực kém, yếu, dễ tổn thương hơn.

Nói đến đây chúng ta đều hiểu người bệnh cơ xương sẽ cần tránh xa các loại thực phẩm nhiều muối như: bánh mì, pho mát, thịt nguội, khoai tây chiên và tất cả các loại thực phẩm đóng hộp. Nhóm thực phẩm này không chỉ gây ra nguy cơ với xương khớp mà còn ảnh hưởng không tốt tới huyết áp và tăng nguy cơ bệnh tim mạch nói chung.

Người bệnh không nên loại bỏ hoàn toàn muối khỏi chế độ ăn vì muối cũng cần thiết cho cơ thể. Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu muối là đủ cho một ngày? Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng lượng muối phù hợp cho khẩu phần ăn hàng ngày là dưới 2.300mg/người/ngày.

2. Rượu và các loại đồ uống có cồn nói chung

Rượu, bia rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt và dịp tết nguyên đán. Mỗi dịp tụ tập ăn uống hay liên hoan đều không thể thiếu được rượu bia. Văn hóa rượu bia mỗi khi tiếp khách hay bàn bạc công việc cũng dần phổ biến trong đời sống công sở. Thậm chí có một số người quan niệm mời rượu bia là để “chúc sức khỏe”.

11675653980.jpeg

Rượu và các loại đồ uống có men

Tuy nhiên, thực thế rượu bia không hoàn toàn tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi sử dụng với lượng lớn hơn mức khuyến nghị. Rượu bia quá mức gây say sỉn, loạn thần cấp, ngộ độc cấp và nhiều bệnh lý như viêm loét dạ dày, bệnh gan,… Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng mất xương. Mỗi dịp nghỉ lễ, người Việt có thói quen tụ tập ăn uống, đi thăm thân bằng hảo hữu, việc uống rượu bia rất thường gặp bởi nhiều người vẫn giữ quan niệm "nâng chén đầu xuân". Tuy nhiên, rượu bia là những thức uống hàng đầu gây ra tình trạng mất xương. Cụ thể, rượu bia gây rối loạn hấp thu canxi, khiến hệ tiêu hóa hầu như khó hấp thu được khoáng chất này. Người dùng rượu bia không kiểm soát thời gian dài sẽ có nguy cơ loãng xương cao gấp 2,9 lần người bình thường.

Các giảng viên khoa Dinh dưỡng khuyến cáo: không nên sử dụng quá 3 đơn vị rượu mỗi ngày với nam và không quá 2 đơn vị rượu mỗi ngày với nữ.

3. Nước ngọt có gas, soda và cà phê

Đa số các loại nước có chứa gas (CO2) thường chứa acid photphoric sẽ cản trở sự hấp thụ canxi tự nhiên của hệ tiêu hóa. Khi đó, sự cân bằng canxi/photpho trong máu sẽ bị đảo lộn và gây ra giảm mật độ xương, yếu xương và loãng xương. Tương tự nước ngọt có gas, cà phê cũng chứa caffeine và có tác dụng cản trở hấp thu canxi tương tự.

Thay thế cho nước ngọt, soda và cà phê, người bệnh cơ xương khớp nên lựa chọn uống sữa đặc chế và các loại đồ uống giàu canxi để bổ sung canxi cho xương.

4. Lúa mì và sữa

Cả lúa mì và sữa đều đem lại nhiều dưỡng chất và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên riêng với bệnh nhân xương khớp không nên sử dụng 2 loại thực phẩm tưởng chừng lành mạnh này. Bởi lúa mì và sữa đều cản trở sự hấp thu canxi của ruột non.

21675653980.jpeg

Lúa mì và sữa

Tuy nhiên, bạn cũng không nhất thiết hoàn toàn không ăn lúa mì hay uống sữa. Hãy bổ sung canxi bằng thực phẩm chức năng hoặc các bữa ăn không sử dụng 2 loại thực phẩm này để bổ sung lại đủ nhu cầu của cơ thể.

Trên đây là 4 nhóm thực phẩm người bệnh xương khớp cần tránh xa. Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ nghe các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ những loại thực phẩm có lợi cho người bệnh cơ xương khớp nhé.

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 với 4 mức điểm.
Đăng ký trực tuyến