Bị đái tháo đường có được ăn vặt không?

Chủ nhật, 15/01/2023 | 15:00

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý mãn tính đang ngày càng phổ biến. Bệnh khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát khiến đa số bệnh nhân không dám ăn đồ ăn vặt.

01673770303.jpeg

Bị đái tháo đường có được ăn vặt không?

Theo giảng viên bộ môn Bệnh học - khoa Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý mãn tính đang ngày càng phổ biến. Bệnh khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát khiến đa số bệnh nhân không dám ăn đồ ăn vặt. Hãy tham khảo những món ăn vặt thơm ngon nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe sau đây.

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là sự tăng đường huyết cao bất thường mãn tính, gây ra do giảm tiết insulin hay giảm đáp ứng với insulin. Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên nhiều cơ quan như hệ tim mạch, hệ thận tiết niệu, hệ thần kinh, biến chứng mắt… Cũng chính vì những hậu quả nghiêm trọng này khiến việc ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn chuyên biệt. Việc tuân thủ việc kiêng khem này khiến nhiều người hầu như bỏ qua thói quen ăn vặt.

Giảng viên bộ môn Dinh dưỡng - khoa Điều dưỡng trường cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ: Người bệnh tiểu đường nên biết mình nên lựa chọn thực phẩm ra sao cho phù hợp bản thân. Các nhóm chất cần thiết phải được đảm bảo. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia: Protein từ 1-1,2g/kg/ngày. Lipid chiếm 25-30% khẩu phần. Tinh bột chiếm 50-60% khẩu phần.

Tuy người bệnh đái tháo đường không nên ăn quá nhiều bánh kẹo và đồ ăn vặt chứa hàm lượng đường cao. Tuy nhiên, một số món ăn vặt sau đây lại là ngoại lệ có thể coi là những món ăn nhẹ lành mạnh hoàn toàn phù hợp cho người tiểu đường.

1. Trứng luộc

Trứng luộc là món ăn nhẹ, giàu protein, thúc đẩy cảm giác no. Một quả trứng chín có chưa khoảng 6g protein, lượng đường không cao. Trứng luộc rất hữu ích cho bệnh nhân đái tháo đường vì nó giữ ổn định lượng đường sau khi ăn không bị tăng quá cao, đồng thời làm tăng cảm giác no bụng giúp kiểm soát sự thèm ăn.

Một nghiên cứu thực hiện trên 65 bệnh nhân tiểu đường type 2 và thêm vào khẩu phần 2 quả trứng luộc mỗi ngày liên tục trong 12 tuần. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra chỉ số đường huyết khi đói giảm đáng kể, hàm lượng HbA1c giảm. Điều này khẳng định ăn trứng luộc có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

2. Sữa chua không đường mix quả mọng

Sữa chua có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa. Sữa chua không đường là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân tiểu đường. Để tăng giá trị dinh dưỡng và phù hợp khẩu vị người bệnh, sữa chua có thể được kết hợp cùng quả mọng (việt quất, mâm xôi, dâu tây…).

Trong khi sữa chua từ lâu được biết đến với khả năng giảm đường huyết nhờ các men vi sinh giúp cải thiện khả năng chuyển hóa đường trong thực phẩm. Thì quả mọng lại được biết đến với khả năng giảm viêm, kiểm soát cân nặng và kích thích chuyển hóa. Ngoài ra sữa chua cũng cung cấp lượng protein dồi dào và quả mọng cung cấp lượng lớn chất xơ cùng với các vitamin thiết yếu cho bệnh nhân.

11673770303.jpeg

Sữa chua không đường mix quả mọng

3. Hạnh nhân (quả kiên)

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Hạnh nhân (còn gọi là quả kiên) là một món ăn vặt tiện lợi và bổ dưỡng cho tất cả mọi lứa tuổi. Đặc biệt hạnh nhân được phát hiện có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo nên bổ sung một phần ăn vặt đương đương 28g hạnh nhân. Lượng hạnh nhân này cung cấp 32% Mangan thiết yếu, 19% Magiê và 17% nhu cầu riboflavin cùng với 15 vitamin và khoáng chất khác. Khẩu phần này được áp dụng thời gian dài sẽ giúp giảm được 3-9% chỉ số đường huyết.

Theo nghiên cứu, khả năng kiểm soát đường huyết của hạnh nhân là do sự kết hợp của các thành phần chất xơ, protein, chất béo lành mạnh bên trong hạt. Ngoài tác dụng này, hạnh nhân còn được biết đến với tác dụng làm giảm cholesterol máu, qua đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ngoài 3 món ăn vặt được nêu trên, bệnh nhân cũng có thể thử nghiệm: trái bơ, táo, bơ đậu phộng, đậu sấy khô… Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho người bệnh tiểu đường chọn được món ăn vặt phù hợp.

4. Trái bơ

  • Trái bơ có nguồn gốc từ vùng cận nhiệt đới.
  • Ở Việt Nam bơ cũng đã trở nên rất phổ biến và dễ dàng chọn mua ở bất kỳ chợ nông sản nào.
  • Trái bơ có thể nặng tới 0,5-1kg mỗi trai. Đây là loại quả có hàm lượng calo cực cao, bởi vậy lưu ý đầu tiên khi chọn bơ làm đồ ăn cho bệnh nhân tiểu đường là chỉ nên ăn ¼ hoặc ½ quả bơ mỗi ngày, tuyệt đối không được ăn quá nhiều.
  • Ăn nhẹ bằng bơ hoặc sinh tố bơ không đường, không sữa có tác dụng rõ rệt trong việc kiểm soát hàm lượng đường huyết. Bơ có hàm lượng acid béo có lợi và chất xơ rất cao. Về cơ bản loại quả này được đánh giá là thân thiện và phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Bơ và hạnh nhân có cơ chế kiểm soát đường huyết khá tương đồng với nhau. 

Bảo Niệu Đức Thịnh, hỗ trợ điều trị về thận và tiết niệu

Bảo Niệu Đức Thịnh, hỗ trợ điều trị về thận và tiết niệu

Bảo Niệu Đức Thịnh, chế phẩm thảo dược quý hiếm, được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO. Sản phẩm giúp bổ thận, giảm đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt và hỗ trợ cải thiện chức năng đường tiết niệu.
Cỏ roi ngựa: Bí quyết tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Cỏ roi ngựa: Bí quyết tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Cỏ roi ngựa, một loại thảo dược quý từ thiên nhiên, từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Trong y học hiện đại nhờ khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý và tăng cường sức đề kháng.
Viêm dạ dày cấp là bệnh gì? Nhận biết qua những triệu chứng nào?

Viêm dạ dày cấp là bệnh gì? Nhận biết qua những triệu chứng nào?

Viêm dạ dày cấp, nếu không được điều trị đúng cách, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để tránh các biến chứng nghiêm trọng, việc phát hiện và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng.
Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol là thuốc điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, trật khớp, đau do chấn thương, căng cơ quá mức, đau lưng, gãy xương, đau sau giải phẫu, đau do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
Đăng ký trực tuyến