Chuối hột: Vị thuốc quý dân dã thôn quê

Chủ nhật, 15/01/2023 | 11:13

Là vị thuốc Nam quý, dễ kiếm, rẻ tiền. Chuối hột thường được dùng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn.

Vị thuốc này có tác dụng giải độc, lương huyết chữa hắc lào, ho ra máu, băng huyết, đau lưng, tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, sỏi đường tiết niệu. và huyết áp cao …

Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

01673756785.jpeg

Hình ảnh cây và quả Chuối hột 

1. Giới thiệu về Chuối hột

Tên gọi khác: Chuối chát, Chuối hột, …

Tên khoa học: Musa balbisiana Golla  Thuộc họ Chuối – Musaceae.

Hình ảnh cây và quả Chuối hột …

1.1. Mô tả thực vật:

Chuối hột là cây thảo lớn, Thân là thân giả mọc thẳng đứng do các bẹ lá to mọc ốp vào nhau, cao 2-4 m, to màu xanh.

Lá mọc tụ tập ở ngọn, dài -2m. Cuống mập hình máng, gân giữa lồi lên ở mặt dư­ới, gân phụ song song sít nhau.

Bông hoa chuối (bắp chuối) được mọc ra từ giữa thân giả chính là thân thật. Có nhiều lá bắc màu đỏ thẫm, có nhiều xếp đều đặn thành 2 hàng khi quả chín, lá bắc sẽ rụng đi, gọi là nải.

Quả mọng to, có 4-5 cạnh, thịt quả nạc, trong chứa hạt màu đen to 4-5 mm.

1.2. Phân bố và thu hái – chế biến và bảo quản:

Cây có nguồn gốc từ cây hoang dại. Phân bố tự nhiên ở các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Malaysia…

Ở nước ta, cây đã được trồng từ lâu ở khắp nơi từ miền núi, trung du đến đồng bằng… để lấy, quả chín ăn được, lá gói bánh, hạt làm thuốc. Loài cây này dễ sống, ưa ẩm, sống khỏe, có thể mọc đư­ợc ở mọi nơi, có sức sống mãnh liệt, ừ gốc cây mẹ hằng năm mọc ra 1-3 cây chồi non.

Thu hái: Tất cả các bộ phận của cây từ thân rễ, thân, lá đến hoa, quả, hạt đều đ­ược dùng.

Chế biến: Thân rễ, thân và lá thu hái quanh năm, dùng tư­ơi hay phơi khô. Dùng tư­ơi hay phơi, sấy khô.

Bảo quản:  để nơi thoáng, mát. khô ráo,  

2.Bộ phận dùng làm thuốc

Quả, củ, thân và Hoa cây chuối.

3. Thành phần hóa học

  • Lá bắc chứa anthocyanin. Chủ yếu là delphinidin và cyanidin là các anthocyanidin chính.
  • Vỏ quả chứa enzym polyphenol oxydase.
  • Hạt chứa musabalbisian A, B, C.
  • Các GV Bộ môn Dược liệu-khoa Dược, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, đã nghiên cứu xác định thành phần hóa học của hạt chuối hột có các chất: saponin, flavonoid anthocianosid, coumarin, tanin, và hợp chất uronic, tinh dầu, phytosterol…
  • Ngoài ra trong cây còn chứa hợp chất Serotinin và nore-pinephrin là hai hợp chất quan trọng về mặt sinh lý. Bên cạnh đó là một catecholamine, dopamin chưa xác định.

4. Tác dung dược lý:

* Theo y học cổ truyền:

Tính vị: Vị ngọt, chát, tính bình.

Quy kinh: Tỳ, Phế, Can.

Tác dụng: giải độc, lương huyết (làm mát), lợi tiểu, giảm đau bụng và sát trùng tiêu cơm và giải phiền khát.

Chủ trị: Sỏi đường tiết niệu, bỏng da, bệnh đường ruột, đái tháo đường, tâm nhiệt, cảm nắng, sốt cao, hắc lào,…

* Theo y học hiện đại

  • Nước sắc từ lá trị bang huyết,nôn ra máu, thân chuối nướng chin ép lấy nước ngậm trị đâu nhức răng
  • Thân và lá Chuối hột: nước sắc của nó có tác dụng lợi tiểu, chữa phù thũng.,
  • Củ Chuối hột: Nước hãm uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa.
  • Lá màu đỏ bao bọc buồng chuối và hoa chuối sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc.
  • Quả có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp, trị sỏi thận.

5. Một số bài thuốc kinh nghiệm

5.1. Chữa trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang

Quả còn xanh thái mỏng sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong 3-5 ngày, dùng 50-100g /lần sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần / ngày, uống sau bữa ăn.

Có thể dùng hãm như pha trà, uống ấm. Người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc, - Chuối hột rang giòn, giã nát, sắc uống. Uống liên tiếp trong nhiều ngày, sỏi sẽ tán rã hết thành những viên nhỏ.

Hoặc: Hạt đem rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Dùng 2 thìa canh bột/ngày cho vào ấm chế nước sôi pha trà uống. Uống liên tục trong 1 tháng, sỏi ra hết thành những viên nhỏ. Hiệu quả rất tốt..

11673756785.jpeg

Chuối hột hỗ trợ chữa trị sỏi thận, bàng quang hiệu quả.

5.2.Chữa trị ho ra máu từ củ chuối hột

  • Củ Chuối hột,  rễ cỏ Tranh, rễ cây Dâu, Thài lài tía mỗi vị đồng lượng 12g, đem thái nhỏ,
  • Rồi đem sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần/ ngày.

5.3. Chữa trị táo bón, tăng tiết sữa

Hoa chuối rửa sạch, thái nhỏ. Luộc hoa chuối hoặc làm gỏi để ăn.

5.4. Hỗ trợ điều trị đau nhức răng

  • Lấy thân Chuối hột còn non rửa sạch, cắt 1 đoạn, Rồi đem nướng chín và ép lấy phần nước thuốc.
  • Ngậm thuốc cùng với một ít hạt muối sống từ 2-3 lần/ngày.

5.5.Chữa trị chứng nôn ra máu và băng huyết

  • Chuẩn bị: lá chuối hột phơi khô 10g, Mốc cây cau 20g, tinh tre 20g.
  • Đem các vị đốt tồn tính, tán thành bột mịn và đem hòa với nước uống.

5.6. Giúp ổn định đường huyết

  • Chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt lấy cây chừa lại 20 – 25cm.
  • Đem khoét một lỗ to ở thân cây chuối để trong vòng 1 đêm.
  • Sáng hôm sau, dùng thìa múc nước do thân cây tiết ra từ lỗ rỗng ở giữa thân
  • Dùng nước uống này có thể ổn định được lượng đường huyết.

5.7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng mỡ trong máu

  • Chuối hột già nhưng còn xanh. Đem phơi khô, sao vàng, hạ thổ
  • Rồi đem sắc với 3 chén nước còn lại 1 chén. Uống khi no, dùng 1 chén/lần.

5.8. Rượu chuối hột trị thấp khớp, chân tay nhức mỏi, đau nhức lưng

  • Chuẩn bị: chuối hột 200g, Rượu 40 độ 1 lít
  • Đem chuối hột giã nát rồi ngâm với rượu từ 10 ngày trở lên.
  • Để tinh chất từ chuối hột ra hết, thỉnh thoảng lắc đều bình lên
  • Dùng uống 15ml/lần trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, dùng 2 lần. mỗi ngày
  • Uống Rượu chuối hột kích thích tiêu hóa, trị thận hư yếu, đau nhức xương khớp,…

6. Những Lưu ý khi sử dụng:

  • Không nên ăn chuối xanh vì có nhiều tannin có thể gây táo bón và ngộ độc.
  • Có thể chế thành món ăn từ cây chuối hột để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ chữa trị bệnh lý.
  • Những người bệnh đái tháo đường nếu sử dungj chỉ nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Chuối hột là loại thực phẩm không chỉ là loài cây gần gũi với nhân dân mà còn là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được áp dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn  phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn/.

Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Hội chứng đau đầu có nguyên nhân đa dạng và mỗi người thường có cách giảm đau riêng. Đau đầu kéo dài hoặc đau nửa đầu thường cần chú ý, và việc chườm đá có thể là một phương pháp giúp giảm đau trong một số trường hợp.
Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Đăng ký trực tuyến