Biểu hiện điển hình của tình trạng nóng trong người

Thứ ba, 09/07/2024 | 09:44

Nóng trong người là một hiện tượng phổ biến, thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc không đào thải độc tố khỏi cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Người bệnh nên tìm hiểu và điều trị kịp thời các dấu hiệu của tình trạng này.

01720493930.jpeg
Nóng trong người là vấn đề phổ biến

Như thế nào là nóng trong người?

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, có thể bạn đã bị nóng trong người, hay còn được gọi là nội nhiệt. Khi gặp hiện tượng này, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, thường xuyên bị mụn trên mặt, lưng, ngực, ngủ không ngon và tiết nhiều mồ hôi ở tay chân.

Theo các bác sĩ, nóng trong không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt là ở đường tiết niệu và tiêu hóa.

Mặc dù không nguy hiểm, bạn vẫn nên theo dõi và điều trị sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của mình.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nóng trong người

Nhiều người quan tâm đến câu hỏi: tại sao lại bị nóng trong người? Đây xảy ra khi cơ thể có nhiệt độ cao trong khi nhiệt độ môi trường vẫn ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt.

Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gây ra tình trạng nóng trong người. Ăn các món cay nóng, giàu đạm, hoặc sử dụng các chất kích thích có thể tăng nguy cơ này. Những thực phẩm này cản trở quá trình loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, gây ra hiện tượng nóng trong.

11720493930.jpeg
Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân chính gây nóng trong người

Cô Nguyễn Thị Thắm – GIảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ độc tố và có thể gây nên nóng trong cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng.

Chuyên gia cũng cho biết, người ít uống nước và ít vận động có nguy cơ cao bị nóng trong người. Những thói quen này cũng làm giảm quá trình loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Để giải quyết tình trạng nóng trong người, chúng ta cần xác định nguyên nhân gây ra nó. Chúng ta có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng này.

Biểu hiện điển hình khi bị nóng trong người

Một người bị nóng trong người thường đối mặt với những dấu hiệu như sau:

  • Thường xuyên mẩn ngứa hoặc nổi mụn, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể gặp rôm sảy. Phụ huynh không nên bỏ qua các dấu hiệu này vì chúng có thể là tín hiệu cảnh báo về vấn đề gan thận. Độc tố tích tụ trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề về da như mô tả, không chỉ làm khó chịu mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình.
  • Tình trạng nóng trong người có thể gây mất ngủ và giấc ngủ không sâu. Điều này thường xảy ra khi cơ thể cảm thấy không thoải mái và căng thẳng. Mất ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Vì vậy, khi nhận thấy tình trạng nóng trong người, bạn nên tự theo dõi và điều trị kịp thời.
  • Các dấu hiệu khác không nên bỏ qua bao gồm da khô, môi khô và dễ bong tróc, xuất hiện quầng thâm mắt và dễ chảy máu cam. Hệ tiêu hóa cũng có thể bị ảnh hưởng, khiến bệnh nhân sụt cân đột ngột mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ.

Ngoài những dấu hiệu này, bạn có thể quan sát các đặc điểm của nước tiểu và phân để nhận biết tình trạng nóng trong người. Nước tiểu của người bị nóng trong thường có màu vàng đậm hơn, phân có thể bạc màu. Để an tâm hơn, hãy đi khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị sớm.

Điều trị nóng trong người như thế nào?

Phương pháp điều trị tình trạng nóng trong người

Dựa trên phân tích trên, tình trạng nóng trong người có thể gây suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Việc điều trị là quan trọng. Để làm điều này, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là từ rau diếp cá, rau má, hoặc bí đao, các loại thực phẩm giải độc giúp làm mát cơ thể. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều trái cây để cung cấp vitamin, tránh thực phẩm cay nóng và dầu mỡ. Đồng thời, thường xuyên vận động, ngủ đủ giấc, và duy trì tâm trí thoải mái cũng rất quan trọng để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng nóng trong người.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: nóng trong người
Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến