Táo bón mạn tính và nguy cơ gây biến chứng tiềm ẩn

Thứ sáu, 05/07/2024 | 11:31

Táo bón mạn tính có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, nếu không chủ động điều trị kịp thời, có nguy cơ gặp phải các biến chứng như trĩ và nứt hậu môn, gây đau khi đi tiêu.

01720154260.jpeg
Táo bón mạn tính có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày

Các nguyên nhân gây ra táo bón mạn tính

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, táo bón mạn tính là sự rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến khó khăn khi đi tiêu, thường đi ít hơn 3 lần mỗi tuần và kéo dài hơn 3 tháng. Dù người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường chất xơ và uống đủ nước, nhưng các triệu chứng táo bón vẫn khó giảm đi.

Nguyên nhân gây táo bón mạn tính

Nguyên nhân của táo bón mạn tính thường bao gồm:

  • Bất thường đường tiêu hóa: Hẹp đại tràng, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng và các khối u tại vùng trĩ ngoại hoặc trong đường tiêu hóa có thể gây trở ngại cho quá trình vận chuyển phân.
  • Chế độ ăn uống không cân bằng: Thiếu chất xơ do ít ăn rau xanh, trái cây và tiêu thụ quá nhiều thịt, thực phẩm chế biến.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Như thuốc giảm đau, thuốc trị co thắt có thể góp phần vào tình trạng táo bón.
  • Ít vận động: Thói quen lười vận động làm tăng nguy cơ táo bón mạn tính.
  • Các bệnh lý đường ruột: Các bệnh lý của đường ruột bao gồm hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và viêm túi thừa.
  • Bệnh lý thần kinh và nội tiết: Như Parkinson, đa xơ cứng, các rối loạn nội tiết như suy giáp, lupus.

Táo bón mạn tính có những triệu chứng gì?

Triệu chứng khi bị táo bón mạn tính gồm:

  • Khó đi đại tiện, với tần suất thấp (ít hơn 3 lần/tuần) kéo dài hơn 3 tháng hoặc trong nhiều năm.
  • Đi đại tiện xong vẫn cảm giác còn phân.
  • Phân khô, cứng hơn bình thường.
  • Đau bụng hoặc cảm giác bụng đầy hơi.
  • Sau khi đi đại tiện vẫn cảm thấy đau bụng.
  • Phải rặn nhiều khi đi đại tiện, chiếm khoảng 25% tổng thời gian mỗi lần đi.

Táo bón mạn tính có để lại biến chứng không?

11720154260.jpeg
Táo bón mạn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng

Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, táo bón mạn tính nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tại đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể như:

  • Sa trực tràng: Phần ruột có thể bị lòi ra khỏi vùng hậu môn.
  • Các biến chứng phổ biến khác như trĩ và nứt hậu môn có thể gây đau khi đi tiêu.

Ngoài ra, táo bón kéo dài có thể gây thiếu dinh dưỡng ở trẻ em và ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Đồng thời, chúng cũng có thể có xu hướng quấy khóc nhiều hơn.

Điều trị táo bón mạn tính như thế nào?

Phương pháp điều trị táo bón được áp dụng tùy theo tình trạng bệnh và nguyên nhân cụ thể ở từng người, gồm các biện pháp như sau:

  • Sử dụng thuốc nhuận tràng: Thường được chỉ định sau khi thăm khám và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thụt hậu môn: Được sử dụng khi người bệnh không thể đi tiêu, nhưng cũng cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Phẫu thuật: Cần thiết trong một số trường hợp như trĩ mạn tính hoặc ung thư đại trực tràng.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Bao gồm uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung chất xơ từ rau củ quả và ngũ cốc. Đồng thời, ưu tiên các món ăn dễ tiêu như cháo, soup và hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, chế biến sẵn, và không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Tập vận động hàng ngày: Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập thể dục để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tránh nhịn đi đại tiện: Việc này có thể làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn và đại tràng, làm tăng nguy cơ táo bón. Bạn nên tuân thủ khung giờ đi vệ sinh cụ thể.

Phương pháp phòng ngừa táo bón mạn tính

Để phòng tránh tình trạng táo bón, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Ưu tiên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế đồ uống đóng chai và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều hóa chất không tốt cho đường ruột.
  • Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
  • Duy trì thói quen tập vận động ít nhất 3 tiếng mỗi tuần.
  • Tránh căng thẳng.
  • Đi đại tiện theo khung giờ cố định trong ngày.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có triệu chứng bất kỳ.

Táo bón mạn tính có thể diễn biến kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nếu bạn vẫn gặp khó khăn khi đi tiêu dù đã thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, nên đi khám để tìm được nguyên nhân cụ thể và tiến hành điều trịa.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: táo bón mạn tính
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Thuốc giảm đau được xem là một trong những thành tựu đáng kể của y học hiện đại, giúp con người kiểm soát hiệu quả những cơn đau do bệnh tật gây ra. Vậy có bao nhiêu loại thuốc giảm đau và cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?
Đăng ký trực tuyến