Các biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Thứ tư, 21/12/2022 | 15:36

Bệnh đái tháo đường (hay bệnh tiểu đường) có thể được điều trị, ngăn ngừa và trì hoãn các biến chứng bằng chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, thuốc men cũng như việc kiểm tra, đánh giá sức khoẻ thường xuyên.

01671612392.jpeg

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Tình hình bệnh tiểu đường hiện nay

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây mù lòa, suy thận, đau tim, đột quỵ, cắt cụt chi dưới và các biến chứng nguy hiểm khác.

Theo số liệu của WHO, bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng và tăng nhanh hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình so với các nước có thu nhập cao. Số người mắc bệnh tiểu đường đã tăng từ 108 triệu (năm 1980) lên 422 triệu (năm 2014), tăng 314 triệu người trong vòng 34 năm. Năm 2019, bệnh tiểu đường và bệnh thận do đái tháo đường gây ra ước tính 2 triệu ca tử vong. Từ năm 2000 đến 2019, tỷ lệ tử vong do bệnh tiểu đường theo độ tuổi đã tăng 3%.

Trong khi bệnh tiểu đường loại 1 có nguyên nhân phần lớn đến từ hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể có vấn đề, khi các tế bào beta của tuyến tụy bị phá huỷ quá mức dẫn đến cơ thể không có đủ lượng insullin cần thiết trong kiểm soát đường huyết. Thì đối với tiểu đường loại 2, một chế độ ăn uống không lành mạnh, kém hoạt động thể chất, béo phì hay hút thuốc lá thường xuyển là nguyên nhân chính khởi phát của bệnh.

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường

Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chẩn đoán và chăm sóc bệnh tiểu đường là một việc làm vô cùng cần thiết.

Chẩn đoán sớm có thể được thực hiện thông qua xét nghiệm đường huyết, đây là những xét nghiệm tương đối đơn giản và rẻ tiền. Điều trị bệnh tiểu đường liên quan đến chế độ ăn uống và hoạt động thể chất cùng với việc giảm lượng đường trong máu và mức độ của các yếu tố nguy cơ đã biết khác gây tổn thương mạch máu. Bên cạnh đó, việc ngưng sử dụng thuốc lá cũng rất quan trọng để tránh các biến chứng.

Mặt khác, các biện pháp can thiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa mang tính khả thi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu bằng insulin có thể thực hiện ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở bệnh tiểu đường loại 1. Người bệnh tiểu đường loại 2 có thể điều trị bằng thuốc uống nhưng cũng có thể phải dùng insulin.
  • Kiểm soát huyết áp
  • Chăm sóc bàn chân (bệnh nhân tự chăm sóc bằng cách duy trì vệ sinh bàn chân; mang giày dép phù hợp; tìm kiếm sự chăm sóc chuyên nghiệp để quản lý vết loét; và kiểm tra bàn chân thường xuyên bởi các chuyên gia y tế)

Các can thiệp tiết kiệm chi phí khác bao gồm:

  • Sàng lọc và điều trị bệnh võng mạc (gây mù lòa)
  • Kiểm soát lipid máu (để điều chỉnh mức cholesterol)
  • Sàng lọc các dấu hiệu sớm của bệnh thận liên quan đến bệnh tiểu đường và điều trị

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh mạn tính, do vậy các biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường lại quan trọng hơn cả, đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh hay nhóm bệnh nhân tiền tiểu đường. Mặc dù bệnh tiểu đường loại 1 là bệnh tự miễn hay bệnh bẩm sinh, nhưng các biện pháp thay đổi lối sống đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2.

11671612392.jpeg

Các biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường

Theo tin tức y dược để giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và các biến chứng của nó, chúng ta nên:

  • Kiểm soát cân nặng, thiết lập và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Thường xuyên hoạt động thể chất – thực hiện ít nhất 30 phút với cường độ vừa phải trong hầu hết các ngày.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đường và chất béo bão hòa
  • Tránh sử dụng thuốc lá – hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và các bệnh mạn tính khác.

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến