Trong kho tàng cây Dược liệu Việt Nam, Tam thất được ví von như Nhân sâm, là vị thuốc quý bồi bổ sức khỏe và có tác dụng điều trị bệnh như: chảy máu có ứ huyết, sưng đau…đặc biệt rất tốt cho phụ nữa sau khi sinh .
Trong kho tàng cây Dược liệu Việt Nam, Tam thất được ví von như Nhân sâm, là vị thuốc quý bồi bổ sức khỏe và có tác dụng điều trị bệnh như: chảy máu có ứ huyết, sưng đau…đặc biệt rất tốt cho phụ nữa sau khi sinh .
Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu Tam thất này nhé!.
Cây Tam thất
Tên gọi khác: Sơn tất, Kim bất hoán, Sâm tam thất,
Tên khoa học: Radix Panasis notoginseng. Họ: Nhân sâm (Araliaceae).
1.2. Mô tả toàn cây
Cây Tam thất thuộc thân thảo, sống lâu năm, thân mọc thẳng cao 30 – 50 cm, rễ củ có hình con quay.
Lá mọc vòng từ 3 - 7 lá một, cuống dài 4 – 6 cm, mỗi cuống lá có 4 – 7 lá chét, hình mũi mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ.
Hoa mọc thành cụm, có hoa lưỡng tính, có hoa đơn tính, cùng tồn tại tán đơn ở phần ngọn, thân cây. Hoa có màu vàng lục nhạt, 5 cánh
Quả hình cầu dẹt,mọng, khi chín có màu đỏ, hạt màu trắng.
Mùa ra hoa từ tháng 5 – 7, mùa quả từ tháng 8 - 10.
1.2. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Là cây thảo đặc biệt ưa bóng râm và ưa ẩm mát, mọc ở vùng núi cao trên 1.500 m. Mùa đông, nhiệt độ xuống dưới 0ºC nhưng phần thân rễ của Tam thất có sức sức mãnh liệt vẫn tồn tại.
Cây phân bố chủ yếu ở vùng Bắc nước ta và phía Nam Trung Quốc.
Tại Việt Nam, Tam thất được trồng ở vùng núi cao trên 1500m, khí hậu lạnh (15 – 22độ C) như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai…
Thu hái: Cây trồng từ 5 – 7 năm thì mới thu hoạch. Thường thu hoạch vào mùa hè.
Chế biến: Rễ củ Tam thất từ cây có 5 năm tuổi trở lên, sau khi thu hái, mang đi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ phần rễ con và đem phơi hoặc sấy khô .
1.3. Bộ phận làm thuốc, bào chế, bảo quản:
Tam thất hầu hết các bộ phận của chúng đều được sử dụng để làm thuốc. Phần rễ củ Tam thất là bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu nhiều nhất.
Rễ củ (củ) có hình trụ hay hình chùy ngược, Trên một đầu có những bướu nhỏ là vết tích của những rễ con, phần dưới có khi phân nhánh. Trên đỉnh còn vết tích của thân cây.
Rất cứng rắn, khó bẻ, khó cắt. Có mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị đắng hơi ngọt.
Chế biến: Rửa sạch củ, phơi hoặc sấy khô ở 50 – 70°C, Xay, tán thành bột mịn.
Bảo quản: ở nơi khô mát, tránh mối mọt.
Củ Tam thất được chia thành 2 loại:
Tam thất nam hình như quả trứng có vỏ màu trắng vàng, được chia thành nhiều nhánh xung quanh.
Khi cắt, bên trong củ có màu trắng ngà, vị cay nóng, mùi như gừng.
Tam thất bắc có hình trụ hoặc giống con ốc màu xám xanh hoặc hơi đen, bóng sáng.
Chủ yếu là saponin (4,43% –12%), thuộc kiểu protopanaxainol và protopanaxadiol
Trong rễ còn chứa nhiều các nhóm như saponin (4,42–12%), ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid..
Rễ còn chứa tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan).
Ngoài ra còn có flavonoid, phytosterol polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), muối vô cơ.
Còn có các nguyên tố như Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin là arasaponin A,B… và các acid amin
3.1. Trong Y học hiện đại
Uống tam thất đem lại những hiệu quả lớn được kể đến như:
3.2. Trong Y học cổ truyền
Vị ngọt, hơi đắng, tính ấm.Quy kinh Can, Vị.
Tác dụng: Cầm máu, điều hòa khí huyết, tán ứ, giảm đau, giảm sung tấy,giảm các triệu chứng hoa mắt chóng mặt sau khi sinh.
. Trong YHCT, Tam thất có tác dụng:
Củ Tam thất được xay ra làm bột dùng làm thuốc
3.3. Cách dùng và liều dùng
Vị thuốc Tam thất có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng đúng cách.
Tam thất thường được dùng với nhiều dạng khác nhau như: tán bột, dùng tươi, ủ rượu hoặc bào chế dưới dạng viên hoàn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng với liều khác nhau, thường 3-9g (không dùng quá 9 g một ngày).mỗi lần uống 1-3g với nước ấm
Cách dùng:
Có thể tẩm mật ong, sao qua cho thơm..
4.1. Chữa trị té ngã chảy máu trong và ngoài da, có ứ huyết đau
Bột Tam thất 4 g, uống với 30 – 40 ml rượu trắng. hoặc hòa với nước cơm uống
Dùng ngoài xoa bột Tam thất 2 g, phối hợp với Long cốt nung, Ngũ bội tử mỗi thứ 14 – 20g
4.2. Chữa trị chứng ra máu sau sinh
100 g bột Tam thất tán mịn. Dùng khoảng 8 g/lần bột hòa với nước cơm để uống.
Uống 2 – 3 lần/ngày cho đến khi triệu chứng ra máu được khắc phục.
4.3. Chữa trị huyết hư hoặc thiếu máu, các chứng sau khi sinh:
Bột Tam thất tán mịn, uống 6g hoặc đem tần với gà non ăn.
4.4. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh:
Tam thất 12g; sâm bố chính, ích mẫu, mỗi vị đồng lượng 40g; kê huyết đằng 20g; hương phụ 12g.
Xay hoặc Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g hoặc sắc uống với liều thích hợp.
4.5. Chữa rong huyết do huyết ứ:
Tam thất 4g; ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ, mỗi vị đồng lượng 12g; đương quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm, mỗi vị đồng lượng 8g; mộc dược, ngũ linh chi, mỗi vị đồng lượng 4g.
Đem sắc uống một thang mỗi ngày.
4.6. Trị loét dạ dày, đau nhiều
Dùng bột Tam thất 3 – 4g uống/ngày. Mỗi lần 1.5g
Tam thất tuy có nhiều hữu ích nhưng một số trường hợp sau không nên sử dụng vị thuốc này:
Theo tin tức y dược từ đó cho thấy,Tam thất là vị thuốc có rất nhiều tác dụng trong hồi phục hay tăng cường sức khỏe cho người sử dụng, đặc biệt trong việc cầm máu, tán ứ huyết, giảm sưng đau… Tuy nhiên, để công dụng của vị thuốc có thể phát huy hết đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích cho người thân và gia đình nhé./.
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung