Cefoxitine thuốc điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 21/12/2022 | 10:24

Cefoxitine là thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Cefoxitine như nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng xương khớp.

01671593934.jpeg

Cefoxitine là thuốc điều trị các bệnh lý do nhiễm vi khuẩn

1. Cefoxitine là thuốc

Theo DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Cefoxitine là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 2, có phổ kháng khuẩn hữu hiệu, kể cả các chủng tiết penicillinases và cephalosporinases của cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Tác dụng diệt khuẩn của Cefoxitine là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia, bằng cách thuốc gắn vào một hoặc nhiều các protein gắn penicilin, là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, do đó ức chế bước cuối cùng của quá trình sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn và làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt.

Phổ kháng khuẩn:

Cefoxitine có hoạt phổ tác dụng tốt trên trên cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. Đặc biệt Ceftriaxone bền vững với đa số các men beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram dương và Gram âm tiết ra.

Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis sinh và không sinh penicilinase, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes (Streptococcus tan máu beta nhóm A), Streptococcus agalactiae (Streptococcus nhóm B) và Streptococcus viridans. Staphylococcus còn nhạy cảm với Methicilin.

Vi khuẩn Gram âm: Neisseria gonorrhoeae sinh hoặc không sinh penicilinase, Neisseria meningitidis, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae và Haemophilus ducreyi sinh hoặc không sinh beta lactamase, Escherichia coli, Klebsiella spp., Morganella morganii, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris và Providencia spp.

Vi khuẩn kỵ khí: Một số chủng Clostridium spp. như Clostridium perfringens, Clostridium difficile. Peptococcus niger, Peptostreptococcus spp. và Bacteroides spp.

Vi khuẩn kháng thuốc:

Trên lâm sàng điều trị, một số chủng vi khuẩn đã kháng Cefoxitine, qua cơ chế đề kháng chủ yếu là thủy phân vòng beta-lactamase, thay đổi penicillin-binding proteins (PBPs) và giảm tính thấm.

Dược động học:

Cefoxitine không hấp thu qua đường tiêu hoá. Sau khi tiêm tĩnh mạch 1g, nồng độ thuốc trong huyết tương là 210mcg/ ml tại thời điểm 5 phút, giảm còn 1mcg/ml tại thời điểm 4 giờ sau tiêm.

Cefoxitine được phân tán vào các dịch ngoại bào, dịch khớp, dịch màng ngoài tim, chất dịch màng phổi, chất nhầy, thủy dịch, mật, sữa mẹ, dây rốn và nước ối, xương, túi mật, tim, gan, phổi, nội mạc tử cung, dịch não tủy. Cefoxitine gắn kết với protein huyết tương khảng 65 - 80%.

Cefoxitine không trải qua quá trình biến đổi sinh học đáng kể, chuyển thành descarbamylcefoxitin. Thời gian bán thải của Cefoxitine trong huyết tương khoảng 45 - 60 phút. Ở những người bệnh suy thận có độ thanh thải creatinin từ 10 đến 30 mL/phút, thời gian bán thải vượt quá 6 giờ. Ở những người bệnh suy thận có độ thanh thải creatinin <10 mL/phút, thời gian bán hủy vượt quá 13 giờ.

Cefoxitine được bài tiết qua thận dưới dạng không đổi khoảng 85% liều dùng trong khoảng thời gian 6 giờ, dẫn đến nồng độ cao trong nước tiểu. Probenecid làm chậm thải trừ qua ống thận, làm nồng độ trong huyết tương tăng cao và kéo dài.

2.Dạng thuốc và hàm lượng của Cefoxitine

Cefoxitine được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là:

Bột pha tiêm: Lọ 1 g, Lọ  2 g, kèm ống dung môi để pha.

Brand name:

Generic: Elisen 1g, Exitin 1g, Fisulty 1 g, Fisulty 2 g, Jeitin, Jeitin 1g, Kyongbo Cefoxitin inj 1g, Kyongbo Cefoxitin inj.1g, Lyris 1g, Lyris 2g, Midepime 0.5g, Midepime 1g, Midepime 2g, Optixitin, Bifotin 1g, Cefoxitin 1 g, Cefoxitin 1g, Cefoxitin 2g, Cefoxitin 500, Cefoxitin Glomed 1g, CEFOXITIN NORMON 1G, Cefoxitin Panpharma 1g, Cefoxitin Panpharma 2g, Cefoxitine Gerda 1G, Cefoxitine Gerda 2G, Sampovit, Scubig, Shinxetin, Tenafotin 1000, Tenafotin 2000, Vicefoxitin 0,5g, Vicefoxitin 1g.

3.Thuốc Cefoxitine được dùng cho những trường hợp nào

Cefoxitine được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như:

Nhiễm trùng huyết do Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus (bao gồm cả các chủng sinh penicilinase), Escherichia coli , các loài Klebsiella và các loài Bacteroides bao gồm cả Bacteroides fragilis.

Nhiễm trùng xương và khớp do Staphylococcus aureus (kể cả các chủng sản sinh penicillinase).

Nhiễm trùng phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, viêm mô tế bào vùng chậu và bệnh viêm vùng chậu do Escherichia coli, Neisseria gonorrhoeae (bao gồm các chủng sản sinh penicillinase), các loài Bacteroides bao gồm Bacteroides fragilis , Clostridium loài, P. niger, loài Peptostreptococcus và Streptococcus agalactiae.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi và áp xe phổi, do Streptococcus pneumoniae, các loại liên cầu khác (trừ cầu khuẩn ruột như  Enterococcus faecalis [trước đây là Streptococcus faecalis]), Staphylococcus aureus (bao gồm các chủng sinh penicilinase), Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Klebsiella và Bacteroides.

Nhiễm trùng da và cấu trúc da do Staphylococcus aureus (bao gồm cả các chủng sinh penicilinase), Staphylococcus epidermidis , Streptococcus pyogenes và các loại liên cầu khác (trừ cầu khuẩn ruột như Enterococcus faecalis), Escherichia coli, Proteus mirabilis, các loài Klebsiella, các loài Bacteroides bao gồm Bacteroides fragilis, các loài Clostridium, P. niger và các loài Peptostreptococcus .

Nhiễm trùng đường tiết niệu như nhiễm trùng tiểu do Escherichia coli, Klebsiella loài, Morganella morganii, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris và các loài Providencia (bao gồm cả Providencia rettgeri ).

Dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu trong phẫu thuật thường hoặc phẫu thuật nội soi như phẫu thuật đường tiêu hóa, phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật nha khoa, phẫu thuật đầu, cổ và ENT, đặc biệt khi mở đường hầu họng, phẫu thuật phụ khoa, phẫu thuật cắt bỏ tử cung và các can thiệp vào âm đạo khác.

11671593934.jpeg

Nhiễm khuẩn huyết nặng có thể chuyển sang sốc nhiễm trùng và khiến bệnh nhân tử vong

4.Cách dùng - Liều lượng của Cefoxitine

Cách dùng: Dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

Tiêm tĩnh mạch chậm 3 – 5 phút: Hòa tan 1g bột thuốc Cefoxitine với 10ml nước cất pha tiêm.

Tiêm truyền tĩnh mạch: Hòa tan 1g bột thuốc Cefoxitine với 10ml nước cất pha tiêm, sau đó pha loãng với 50 - 1000ml dung môi thích hợp như dextrose 5% hoặc 10% hoặc NaCl 0.9% hoặc dextrose 5%+NaCl 0.9%.

Tiêm bắp sâu vào các cơ lớn: Hòa tan 1g bột thuốc Cefoxitine với 2ml nước cất pha tiêm hoặc lidocain HCl 0.5 – 1%.

Liều dùng:

Người lớn: Tiêm liều 1 – 2 g/lần, cách 6 – 8 giờ, tiêm tĩnh mạch chậm, dùng điều trị trong thời gian ít nhất 10 ngày.

Viêm phổi, nhiễm trùng da, tiết niệu: Tiêm liều 1 g/lần, cách 6 – 8 giờ, tiêm tĩnh mạch chậm. Nhiễm trùng trung bình đến nặng: Tiêm liều 1 g/lần, cách 4 giờ hoặc 2 g/lần, cách 6 – 8 giờ (IV). Nhiễm trùng nặng cần dùng liều cao: Tiêm liều 2 g/lần, cách 4 giờ hoặc 3 g/lần, cách 6 giờ (IV).

Lậu không biến chứng: Tiêm liều duy nhất 2 g/lần (IM) và uống kèm 1 g probenecid.

Nhiễm trùng vùng chậu: Tiêm liều 2 g/lần, cách 6 giờ (IV), phối hợp Doxycylin 100 mg/lần x 2 lần/ngày (uống/IV).

Người bệnh suy thận: Tiêm liều khởi đầu 1 – 2 g/lần, sau đó duy trì theo ClCr :

ClCr 30 – 50mL/phút: Tiêm liều 1 – 2 g/lần, cách 8 – 12 giờ.

ClCr 10 – 29mL/phút: Tiêm liều 1 – 2 g/lần, cách 12 – 24 giờ.

ClCr 5 – 9mL/phút: Tiêm liều 0.5 – 1 g/lần, cách 12 – 24 giờ.

ClCr < 5mL/phút: Tiêm liều 0.5 – 1 g/lần, cách 24 – 48 giờ.

Người bệnh thẩm phân máu: Tiêm liều khởi đầu 1 – 2 g/lần sau mỗi lần thẩm phân và duy trì theo ClCr.

Trẻ em > 3 tháng tuổi: Tiêm liều 80-160 mg/kg/ngày, chia 4 – 6 liều nhỏ, dùng liều cao hơn đối với nhiễm trùng nặng/nghiêm trọng, tổng liều không quá 12 g/ngày.

Trẻ  em < 3 tháng tuổi: Không khuyến cáo dùng Cefoxitine.

Dự phòng phẫu thuật tiêu hóa:

Người lớn: Tiêm liều 2 g/lần (IV) trước phẫu thuật 0.5 – 1 giờ, sau đó tiêm tiếp 2 g/lần, cách 6 giờ, không kéo dài quá 24 giờ.

Trẻ em > 3 tháng tuổi: Tiêm liều 30-40 mg/kg theo thời gian chỉ định như trên.

Dự phòng phẫu thuật sản phụ khoa:

Mổ lấy thai: Tiêm liều liều duy nhất 2 g/lần (IV) ngay khi kẹp dây rốn hoặc phác đồ 3 liều (2 g (IV) ngay khi kẹp dây rốn và 2 g sau 4 và 8 giờ.

Tóm lại, Liều dùng trên mang tính chất tham khảo, tuỳ theo loại và mức độ nhiễm khuẩn, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ điều trị về liều dùng và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Cefoxitine

Nếu người bệnh quên một liều Cefoxitine nên dùng ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm dùng liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.

6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Cefoxitine

Người bệnh dùng quá liều Cefoxitine thường có triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lú lẫn, rối loạn ý thức, co giật, cử động bất thường, suy giảm chức năng thận.

Xử lý quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc ngay và tích cực điều trị triệu chứng và theo dõi. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Cefoxitine

1.Thuốc Cefoxitine chống chỉ định cho những trương hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Cefoxitine hoặc nhóm Cephalosporin hoặc nhóm Penicillin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefoxitine cho những trường hợp sau:

  • Lưu ý với người bệnh có tiền sử dị ứng Cefoxitine hoặc cephalosporin khác hoặc penicillin hoặc thuốc khác.
  • Lưu ý với người bệnh có tiền sử bệnh dạ dày-ruột, nhất là viêm đại tràng. Thuốc có thể xảy ra tiêu chảy và viêm đại tràng do Clostridium difficile sau khi dùng kháng sinh.
  • Lưu ý kiểm tra chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận khi dùng Cefoxitine kéo dài.
  • Lưu ý chỉ nên dùng Cefoxitine điều trị hoặc dự phòng khi đã chứng minh chắc chắn là do nhiễm vi khuẩn nhạy cảm.
  • Lưu ý với trẻ nhỏ, tính hiệu quả và độ an toàn ở trẻ < 3 tháng tuổi chưa được xác định, dùng liều cao ở trẻ lớn hơn có thể gây tăng bạch cầu ưa acid và tăng AST.
  • Lưu ý với người bệnh suy thận. Vì thuốc làm tăng nguy cơ gây độc trên thận ở bệnh nhân suy thận.
  • Lưu ý thận trọng khi sử dụng Cefoxitine cho người già.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh Cefoxitine gây hại đối với thai nhi. Để đảm bảo an toàn, khuyến cáo không sử dụng Cefoxitine trong thời kỳ mang thai. Chỉ dùng thuốc Cefoxitine trong thời kỳ mang thai khi thật sự cần thiết.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, Cefoxitine được bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp, nhưng chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh Cefoxitine gây hại đối với trẻ đang bú sữa mẹ. Để đảm bảo an toàn, khuyến cáo không dùng thuốc Cefoxitine ở người mẹ đang cho con bú. Chỉ dùng Cefoxitine trong khi đang nuôi con bú khi thật sự cần thiết.
  • Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Cefoxitine có thể gây ra tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn.

8.Thuốc Cefoxitine gây ra tác dụng phụ nào

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Ít gặp: Sốc phản vệ, phù mạch, ngứa, viêm đại tràng giả mạc, phát ban da, đợt cấp của bệnh nhược cơ, viêm da tróc vảy, sốt, tăng transaminase huyết thanh, viêm thận kẽ, vàng da, giảm bạch cầu, buồn nôn, độc với thận (tăng lên kh dùng chung với aminoglycosid), viêm tĩnh mạch, thời gian prothrombin kéo dài, giảm tiểu cầu, viêm tắc tĩnh mạch, hoại tử biểu bì nhiễm độc, mày đay, nôn, thiếu máu tán huyết, hạ huyết áp, tăng nitơ urê máu, tăng creatinin huyết thanh, tăng bạch cầu ái toan, khó thở, suy tủy xương.

Tóm lại, trong quá trình điều trị bằng thuốc Cefoxitine, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cefoxitine, cần tham khảo ý kiến tư vấn xử trí của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

9.Cefoxitine tương tác với các thuốc nào

Aminoglycosid và các thuốc gây độc thận khác như Furosemid: Nguy cơ tăng độc tính trên thận khi sử dụng đồng thời với Cefoxitine. Tránh phối hợp chung.

Probenecid: Ức chế bài tiết Cefoxitine, làm tăng nồng độ Cefoxitine trong huyết tương. Nếu cần thiết dùng chung phải giảm liều Cefoxitine.

Foscarnet, Manitol, Tenofovir disoproxil, Tenofovir alafenamide, Tenofovir: Làm tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng gây độc cho thận khi dùng đồng thời với Cefoxitine.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu lực điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ điều trị biết những thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

21671593934.jpeg

Hãy báo với bác sĩ của bạn những thuốc bạn đang dùng

10.Bảo quản Cefoxitine như thế nào

Theo tin tức y dược Cefoxitine được bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để giữ chất lượng thuốc.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  • Drugs.com: https://www.drugs.com/mtm/cefoxitin.html
  • Mims.com: https://www.mims.com/vietnam/drug/search?q=Cefoxitin
  • Dược thư quốc gia Việt Nam 2018.

U xơ tử cung có thể gây ra những biến chứng gì và cách phòng ngừa?

U xơ tử cung có thể gây ra những biến chứng gì và cách phòng ngừa?

U xơ tử cung là một bệnh lý phụ khoa lành tính phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, biến chứng của u xơ tử cung có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống của phụ nữ.
Mekocetin - Thuốc chống viêm corticoid và lưu ý khi sử dụng

Mekocetin - Thuốc chống viêm corticoid và lưu ý khi sử dụng

Mekocetin là thuốc chống viêm glucocorticoid, được chỉ định điều trị hen phế quản, viêm bì cơ, dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống và những rối loạn viêm da.
Viêm hang vị dạ dày - Nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày

Viêm hang vị dạ dày - Nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày

Viêm hang vị dạ dày chủ yếu do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tái phát và kéo dài. Ngoài ra, viêm hang vị dạ dày còn có thể phát triển thành ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.
Quả cọ: Nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể

Quả cọ: Nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể

Quả cọ, một loại trái cây quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Dưới đây bài viết chia sẻ nhiều lợi ích không ngờ cho sức khỏe của Quả cọ.
Đăng ký trực tuyến