Các loại thuốc kháng dị ứng phổ biến và những điều cần biết khi dùng

Thứ ba, 18/03/2025 | 10:11

Khi tác nhân lạ xâm nhập, hệ miễn dịch có thể phản ứng quá mức, gây dị ứng. Một số trường hợp tự khỏi, nhưng nếu nghiêm trọng, cần dùng thuốc kháng dị ứng để kiểm soát.

01742267788.jpeg
Thuốc kháng dị ứng để kiểm soát tình trạng dị ứng

Hiện tượng dị ứng là gì và các triệu chứng thường gặp

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, hệ miễn dịch đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, đôi khi hệ miễn dịch có thể nhận diện sai một số kháng nguyên vô hại và xem chúng là mối nguy hiểm, dẫn đến phản ứng dị ứng. Khi đó, tại vị trí tiếp xúc với dị nguyên, các tế bào sẽ giải phóng hóa chất kích thích phản ứng viêm, gây ra các triệu chứng như ban sẩn, mẩn ngứa, hắt hơi, ngứa cổ họng, phù nề thanh quản hoặc tiêu chảy.

Dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) có nhiều loại, bao gồm lông động vật, phấn hoa, mạt bụi, nhựa latex, thuốc, nọc ong, hóa chất và một số thành phần trong thực phẩm như sữa, trứng gà, đậu phộng,... Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay lập tức hoặc sau một thời gian ngắn tùy theo cơ địa mỗi người.

Biểu hiện cụ thể theo từng trường hợp dị ứng:

  • Viêm da cơ địa: Da xuất hiện mụn nước, sưng phù, chảy dịch, đỏ và ngứa. Gãi mạnh có thể gây tổn thương da, tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập sâu hơn, làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dị ứng đường hô hấp: Niêm mạc đường thở bị kích thích, dẫn đến phù nề và tiết dịch.
  • Viêm mũi dị ứng: Người bệnh có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi.
  • Hen suyễn: Khó thở, khò khè, ho nhiều, xuất hiện đờm nhớt do đường thở bị phù nề và tiết dịch, làm cản trở quá trình trao đổi khí.
  • Dị ứng đường tiêu hóa: Dị nguyên từ thực phẩm có thể gây ngứa và sưng môi, vòm miệng, làm niêm mạc ruột phù nề, tiết dịch, gây đau bụng và tiêu chảy.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị đỏ da, sưng nề toàn thân, khó thở, hạ huyết áp, thậm chí đe dọa tính mạng.

Các loại thuốc kháng dị ứng phổ biến

Thuốc kháng Histamin

11742267788.png
Các loại thuốc kháng dị ứng phổ biến

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, Histamin là chất trung gian gây dị ứng, được dự trữ trong tế bào mast và tế bào ưa kiềm ở ruột, phổi, da. Khi xảy ra dị ứng, thuốc kháng Histamin giúp kiểm soát triệu chứng.

  • Thế hệ 1 (H1): Hydroxyzin, clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin,... có tác dụng nhanh nhưng ngắn, dễ gây buồn ngủ.
  • Thế hệ 2 (H2): Cetirizin, loratadin, fexofenadin,... ít gây buồn ngủ hơn, thường được sử dụng hơn.

Tác dụng phụ: Chóng mặt, khô miệng, bí tiểu, táo bón. Không dùng cho người lái xe, vận hành máy móc, mắc bệnh Glôcôm, tắc nghẽn đường tiểu,...

Thuốc kháng IgE

Kháng thể IgE đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch đối với bệnh hen phế quản và các bệnh lý dị ứng. Khi IgE liên kết với dị nguyên, nó có thể kích hoạt phản ứng dị ứng.

Omalizumab là một loại thuốc kháng IgE tổng hợp có khả năng bất hoạt IgE tự do, giúp giảm nồng độ IgE trong máu lên đến 90%. Các nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc này mang lại hiệu quả điều trị đáng kể đối với các trường hợp hen phế quản nặng, đặc biệt khi các phương pháp điều trị khác không đạt kết quả mong muốn.

Thuốc chống viêm (Corticoid)

Corticoid như betamethasone, prednisolone, hydrocortisone,... giúp kiểm soát triệu chứng dị ứng nhanh chóng. Thuốc có nhiều dạng: xịt mũi, hít, kem, thuốc mỡ, nhỏ mắt/mũi/tai.

Tác dụng phụ khi dùng lâu dài:

Tăng huyết áp, loãng xương, tăng đường huyết

Nhiễm trùng, suy thượng thận, hội chứng Cushing

Thuốc ổn định tế bào mast

Các thuốc như cromolyn, azelastine, nedocromil,... giúp ngăn chặn giải phóng Histamin, giảm triệu chứng dị ứng. Dùng theo đường uống, nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi.

Tác dụng phụ: Đắng miệng, chảy máu cam, phát ban, ngứa. Phụ nữ mang thai cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc kháng Leukotriene

Leukotriene là chất trung gian gây viêm, kích thích dị ứng. Các thuốc như montelukast, zafirlukast,... thường dùng cho viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính, hen phế quản. Tác dụng phụ chính: tăng men gan.

Lưu ý: Các thuốc kháng dị ứng chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu gặp phản ứng bất thường, cần liên hệ ngay để được xử lý kịp thời.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Các loại thuốc trị viêm tai giữa ở trẻ và hướng dẫn sử dụng

Các loại thuốc trị viêm tai giữa ở trẻ và hướng dẫn sử dụng

Việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc giảm đau, hạ sốt. Tùy theo mức độ tổn thương màng nhĩ và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp cho từng trường hợp.
Sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Viêm da cơ địa do cơ địa dị ứng và rối loạn miễn dịch gây ra, dù không nguy hiểm nhưng có thể gây ngứa rát, khó chịu. Trong trường hợp nặng, thuốc bôi đặc trị là giải pháp hiệu quả.
Lợi ích của Ngọc Nữ Biển đối với sức khoẻ

Lợi ích của Ngọc Nữ Biển đối với sức khoẻ

Ngọc Nữ Biển là một vị thuốc được sử dụng trong đông y có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, phong thấp, đau lưng, đau dây thần kinh hông,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của dược liệu này nhé.!
Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Râu rồng là một loại thảo mộc thường được dùng trong Đông y điều trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương, đau lưng do phong thấp hoặc đau dây thần kinh tọa,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của Râu rồng nhé.!
Đăng ký trực tuyến