Các loại thuốc trị giời leo và nguyên tắc khi sử dụng
Thứ tư, 04/12/2024 | 09:49
Hiện nay có nhiều loại thuốc trị giời leo, chủ yếu bao gồm nhóm thuốc bôi ngoài da và nhóm thuốc uống. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
Theo chia sẻ từ Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, giời leo là một bệnh da liễu phổ biến, do độc tố từ bọ giời gây ra, liên quan đến Acid Photphoric. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện các mảng đỏ sưng phồng trên da, kèm theo nhiều mụn nước nhỏ, gây cảm giác đau rát. Những mụn nước này thường vỡ sau 2 đến 3 tuần.
Giời leo có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, như cổ, lưng, vai, hoặc mặt. Tuy nhiên, khi bệnh xuất hiện ở vùng da quanh mắt, có thể gây ra viêm nhiễm và sẹo giác mạc, là nguy hiểm nhất.
Bệnh này có khả năng lây lan qua tiếp xúc với dịch từ các vết tổn thương. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh thường hồi phục nhanh chóng trong khoảng một tuần.
Các loại thuốc trị giời leo
Thuốc trị giời leo bôi ngoài da
Bệnh giời leo thường tiến triển qua nhiều giai đoạn, từ nhẹ đến nặng, và việc sử dụng thuốc sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh. Các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm triệu chứng đau rát và rút ngắn thời gian phát ban.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các sản phẩm thuốc bôi khác như Dalibour, Jarish, hoặc dung dịch kháng sinh (thường được áp dụng khi vết thương chảy dịch). Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng da, bác sĩ có thể chỉ định mỡ kháng sinh phổ biến như Bactroban hoặc Foban.
Thuốc uống
Ngoài thuốc bôi ngoài da, người bệnh giời leo đôi khi cần sử dụng thêm thuốc uống. Các loại thuốc thường được chỉ định bao gồm thuốc kháng virus (Zovirax, Famvir, Valtrex), thuốc Corticosteroid, và thuốc chống lo âu để hỗ trợ giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng chóng mặt hoặc dễ vấp ngã, đặc biệt ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau nếu người bệnh gặp phải cơn đau nghiêm trọng.
Thuốc trị giời leo chủ yếu gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc uống
Các nguyên tắc khi sử dụng thuốc trị giời leo
Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nếu được điều trị kịp thời, bệnh giời leo thường không để lại di chứng. Các phương pháp điều trị thường bao gồm thuốc uống và thuốc bôi ngoài da, giúp giảm triệu chứng, hạn chế sẹo và hỗ trợ người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc bôi ngoài da, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau:
Dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn: Cần tuân thủ liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da.
Bôi thuốc đúng vị trí: Khi sử dụng thuốc bôi, cần chú ý bôi đúng vị trí da bị tổn thương. Tránh bôi thuốc quá rộng hoặc sử dụng thuốc lâu dài mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Làm sạch vùng da trước khi bôi thuốc: Để tránh nhiễm trùng, bạn nên vệ sinh kỹ vùng da bị giời leo trước khi bôi thuốc. Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để làm sạch vùng da và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi thao tác.
Cẩn trọng khi bôi thuốc vào vùng da nhạy cảm: Nếu giời leo xuất hiện tại vùng mắt hoặc miệng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc.
Thận trọng với đối tượng đặc biệt: Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ sơ sinh hoặc những người dễ bị dị ứng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống điều trị giời leo.
Theo dõi triệu chứng bất thường: Trong quá trình điều trị, nếu có triệu chứng bất thường hoặc tác dụng phụ, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời.
Điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị giời leo
Để thuốc trị giời leo đạt hiệu quả tối đa và giúp giảm nhanh triệu chứng, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý một số lưu ý quan trọng sau:
Vệ sinh cá nhân và chăm sóc da tổn thương: Người bệnh không nên sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh, kem dưỡng hay mỹ phẩm lên vùng da bị tổn thương. Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, giữ vùng da bị tổn thương luôn khô ráo và sạch sẽ.
Lựa chọn trang phục phù hợp: Để tránh kích thích vùng da tổn thương, nên mặc quần áo thoáng mát, làm từ chất liệu vải mềm, có khả năng thấm mồ hôi tốt.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Trong quá trình điều trị, cần chú trọng bổ sung dinh dưỡng với các thực phẩm như thịt, cá, rau củ quả giàu vitamin. Đồng thời, cần kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có cồn và thuốc lá.
Không tự ý sử dụng thuốc: Nếu chưa thăm khám và được bác sĩ kê đơn, không nên tự mua thuốc về điều trị tại nhà. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?