Những biến chứng hậu zona thần kinh thường gặp và cách điều trị

Thứ sáu, 15/11/2024 | 09:08

Hậu zona thần kinh là giai đoạn người bệnh dễ gặp phải các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Vậy các biến chứng này gây ra vấn đề gì, và làm sao xử lý an toàn? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này.

01731636804.jpeg
Hậu zona thần kinh là giai đoạn dễ gặp phải biến chứng

Biến chứng hậu zona thần kinh do nguyên nhân nào?

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, hậu zona thần kinh là giai đoạn sau khi các mụn nước và tổn thương da do bệnh zona đã lành. Dù phần lớn các trường hợp sẽ hồi phục hoàn toàn, một số người vẫn có thể gặp biến chứng kéo dài, chủ yếu do tổn thương thần kinh gây ra bởi zona. Những biến chứng này thường xuất hiện do các yếu tố nguy cơ như:

  • Người lớn tuổi có nguy cơ biến chứng cao hơn.
  • Suy giảm hệ miễn dịch làm tăng khả năng tổn thương dây thần kinh hậu zona.
  • Việc phát hiện và điều trị zona chưa kịp thời hoặc không đúng cách.

Các biến chứng hậu zona thần kinh thường gặp

Đau dây thần kinh hậu zona thần kinh

Đây là biến chứng hậu zona thần kinh thường gặp nhất. Đau dây thần kinh hậu zona là cảm giác đau kéo dài, có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Cơn đau thường mang cảm giác nóng rát, nhói đau hoặc châm chích tại vùng da đã bị tổn thương do zona. Cơn đau kéo dài gây khó khăn trong giấc ngủ, khiến người bệnh khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.

Suy giảm thị lực và thính lực

Khi zona thần kinh ảnh hưởng đến mắt hoặc tai, dây thần kinh ở các khu vực này có thể bị tổn thương, dẫn đến các vấn đề về khả năng nhìn và nghe. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể mất hoàn toàn thị lực hoặc thính lực. Các triệu chứng suy giảm thị lực và thính lực thường gặp là:

  • Mắt mờ, khô hoặc có cảm giác dị vật trong mắt.
  • Ù tai, mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng nghe.

Tê bì và mất cảm giác

Tổn thương dây thần kinh do zona có thể khiến người bệnh cảm thấy tê bì hoặc mất cảm giác ở vùng da bị virus zona tấn công. Các biểu hiện bao gồm:

  • Tê hoặc mất cảm giác hoàn toàn tại khu vực da bị tổn thương.
  • Cảm giác tê bì ở các chi gây khó khăn trong vận động, làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Nhiễm trùng da

Nếu các mụn nước zona không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí viêm mô tế bào. Nhiễm trùng nặng có thể lan rộng và đe dọa sức khỏe. Các dấu hiệu nhiễm trùng da hậu zona thần kinh gồm:

  • Vùng da quanh mụn nước đỏ, sưng tấy.
  • Cơn đau dữ dội hơn, kèm theo sốt.
  • Chảy dịch mủ từ vết thương do zona.

Vấn đề về tâm lý

11731636804.jpeg
Biến chứng hậu zona thần kinh có thể gây vấn đề tâm lý

Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, cơn đau dây thần kinh hậu zona kéo dài thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi về tinh thần, gây ra các vấn đề tâm lý như:

  • Buồn chán, không còn hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây.
  • Lo âu, căng thẳng quá mức.

Cách điều trị biến chứng hậu zona thần kinh

Trong trường hợp gặp phải biến chứng hậu zona thần kinh, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc giảm đau

Đối với những bệnh nhân bị đau dây thần kinh hậu zona, thuốc giảm đau là phương pháp điều trị đầu tiên để kiểm soát cơn đau. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid giúp giảm viêm và đau.
  • Thuốc giảm đau mạnh dành cho những trường hợp đau dây thần kinh dữ dội.
  • Thuốc chống động kinh có tác dụng làm giảm đau do tổn thương thần kinh.

Chườm ấm hoặc lạnh

Chườm ấm hoặc lạnh có thể giúp giảm đau tạm thời tại vùng bị tổn thương. Các phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện:

  • Chườm nóng: Sử dụng túi chườm ấm đắp lên vùng đau trong khoảng 15 - 20 phút.
  • Chườm lạnh: Dùng túi đá để giảm sưng và đau.

Vật lý trị liệu

Một số phương pháp vật lý trị liệu như kích thích thần kinh có thể giúp giảm đau dây thần kinh hậu zona:

  • Điện xung: Sử dụng dòng điện để kích thích dây thần kinh và làm giảm cơn đau.
  • Chiếu laser: Giúp tái tạo và phục hồi tổn thương dây thần kinh do zona.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm

Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu kéo dài sau zona, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm như:

  • Amitriptylin: Có tác dụng giảm đau thần kinh.
  • Duloxetine: Giúp giảm đau và giảm căng thẳng, lo âu.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Đăng ký trực tuyến