Phương pháp khắc phục tiêu chảy khi dùng kháng sinh

Thứ năm, 06/06/2024 | 10:34

Có khoảng 5 - 25% người lớn mắc phải tiêu chảy khi dùng kháng sinh. Dù thường được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn, nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy.

01717645389.jpeg
Nhiều người lớn có thể bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh

Nguyên nhân và biểu hiện khi bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh

Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết,khi sử dụng kháng sinh, một trong những hiện tượng phụ thông thường là tiêu chảy, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Tiêu chảy có thể xuất hiện từ 5 - 10 ngày sau khi bắt đầu hoặc kết thúc điều trị.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, gây ra:

  • Mất cân bằng giữa vi khuẩn có hại và có lợi, tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại như Salmonella phát triển.
  • Cho phép vi khuẩn mới xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Các yếu tố tăng nguy cơ tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh bao gồm có tiền sử tiêu chảy, sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, độ tuổi trên 65 tuổi hoặc dưới 5 tuổi, từng phẫu thuật đường ruột, và mắc các bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như ung thư, viêm ruột, viêm đại tràng.

Triệu chứng của tiêu chảy do kháng sinh có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, đi ngoài liên tục, phân lỏng có mủ hoặc máu, buồn nôn, nôn, đau bụng, chuột rút, và sốt. Nếu không được xử lý kịp thời, tiêu chảy nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm dạ dày - ruột, viêm đại tràng, gây mất nước, mất chất điện giải, và tổn thương niêm mạc ruột.

11717645389.jpeg
Các biểu hiện của tiêu chảy khi dùng kháng sinh

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, mặc dù đa số các trường hợp tiêu chảy do sử dụng kháng sinh ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khoảng 2 ngày ngưng sử dụng, nhưng không nên xem nhẹ vấn đề này. Việc tốt nhất là thăm bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Để chẩn đoán và điều trị tiêu chảy do kháng sinh, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng và xem xét đơn thuốc hiện tại để đưa ra chẩn đoán. Có thể cần thêm các kiểm tra chuyên sâu để đánh giá tình hình trong một số trường hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ đề xuất biện pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tiêu chảy.

Thường thì người bệnh sẽ được khuyến nghị ngưng sử dụng hoặc chuyển sang loại kháng sinh khác không gây ra tiêu chảy. Sau khi ngưng sử dụng kháng sinh gây tiêu chảy, thường sẽ có sự phục hồi tự nhiên. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu chảy nặng do vi khuẩn mới xâm nhập gây viêm đại tràng, bác sĩ có thể kê đơn các loại kháng sinh mới. Và nếu tiêu chảy do viêm đại tràng tái phát, việc điều trị có thể cần phải được thực hiện lại.

Phải làm gì nếu gặp tình trạng tiêu chảy khi dùng kháng sinh?

Khi gặp phải tình trạng này, có một số biện pháp quan trọng để giảm thiểu tối đa tình trạng trở nên tồi tệ hơn:

  • Uống đủ nước và có thể bổ sung muối, đường, hoặc chọn nước dừa, nước ép hoa quả ít đường để đảm bảo cơ thể không bị mất nước và chất điện giải.
  • Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nên thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng các loại dung dịch bù nước và chất điện giải phù hợp.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng men tiêu hóa để hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng, ngưng thuốc đột ngột hoặc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Tránh tự ý mua thuốc để tự điều trị tiêu chảy mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Tuân thủ lịch hẹn tái khám hoặc thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng kháng sinh.
  • Duỵ trì lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống khoa học, giảm lượng thực phẩm giàu tinh bột, tránh sử dụng đồ uống có cồn, rượu, bia, chất kích thích, sữa và các sản phẩm từ sữa, cùng với việc thực hiện đều đặn các hoạt động thể chất.
  • Giữ tinh thần thoải mái và giảm bớt áp lực và căng thẳng trong cuộc sống.

Đó là những biện pháp cần thiết để giải quyết tình trạng tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách chính xác.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến