Bổ sung vitamin cho bà bầu không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi ngay từ trong bụng. Vậy trong quá trình mang thai, bà bầu cần bổ sung những loại vitamin nào?
Bổ sung vitamin cho bà bầu không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi ngay từ trong bụng. Vậy trong quá trình mang thai, bà bầu cần bổ sung những loại vitamin nào?
Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, vitamin tồn tại trong cơ thể giúp duy trì hoạt động và chuyển hóa chất của các bộ phận, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bổ sung vitamin trong quá trình mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện và phòng tránh các dị tật bẩm sinh thường gặp. Đây cũng là nền tảng giúp bé trở nên năng động và thông minh vượt trội trong tương lai.
Do đó, mẹ bầu cần duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng và khoa học để cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết trong suốt thai kỳ. Vậy những loại vitamin nào là cần thiết cho mẹ bầu? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!
Trong thực tế, cơ thể của phụ nữ mang thai không tự sản xuất đủ dưỡng chất cần thiết, vì thế việc bổ sung Vitamin thông qua chế độ ăn uống và một số loại thuốc bổ là cần thiết. Dưới đây là một số loại vitamin phổ biến mà các bà bầu có thể tham khảo:
Vitamin A:
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực của trẻ và tăng cường hệ miễn dịch, cũng như sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Loại này thường có trong rau củ như cà rốt, cà chua, đu đủ, rau dền, và thực phẩm như sữa, gan, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, phô mai. Mẹ bầu nên bổ sung tối đa 10.000 đơn vị/ngày, nhưng cần tránh lạm dụng vì liều lượng cao có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Vitamin B:
Mẹ và thai nhi cần được bổ sung hai loại vitamin B quan trọng đó là B1 và B2. Vitamin B1 có trong ngũ cốc, hạt họ đậu, lúa mì, thịt gia cầm,... giúp cân bằng quá trình chuyển hóa gluxit, từ đó tránh sự sưng phù nghiêm trọng. Vitamin B2 thường có trong thịt động vật, bánh mì, sữa, rau đậu,... giúp thúc đẩy phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là xương, cơ, da, máu và hệ thần kinh. Mẹ bầu cũng có thể bổ sung Vitamin B9 từ giá đỗ, rau cải xanh, rau chân vịt,... để giảm tỷ lệ mắc các bệnh dị tật liên quan đến hệ thống dây thần kinh của thai nhi.
Vitamin D
Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, bổ sung vitamin D cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất như photpho, canxi, giúp chúng trở nên vượt trội. Thai nhi được cung cấp đủ vitamin D từ trong bụng mẹ sẽ có cơ xương khỏe mạnh, giảm nguy cơ còi xương khi sinh ra và thóp đầu có thể đóng lại nhanh chóng. Các nguồn cung cấp vitamin D phổ biến có trong các thực phẩm như trứng, sữa, cá,... Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng 20 đến 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng vitamin D tối đa tiếp nhận hàng ngày nên không vượt quá khoảng 800IU để tránh các vấn đề sức khỏe cho thai nhi như suy thận, dị tật bẩm sinh, tăng canxi huyết,...
Vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé trong thai kỳ và hỗ trợ quá trình hấp thụ chất sắt cũng như làm lành vết thương. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung 80mg vitamin C từ rau xanh và quả chín. Ngoài ra, cũng cần kết hợp bổ sung các khoáng chất như DHA, canxi, magiê, kẽm, iốt... để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi và duy trì sức khỏe cho mẹ. Nhớ kiểm soát liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi mang thai.
Ngoài việc tuân thủ liều lượng vitamin cần thiết, mẹ bầu cần chú ý đến các điều sau:
Trước khi quyết định mang thai từ 3 đến 5 tháng, nên kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả bà mẹ và em bé. Đặc biệt, việc tiêm phòng các loại vắc xin như cúm, viêm gan B, thủy đậu, sởi-quai bị-rubella cũng là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và tránh nguy cơ lây nhiễm trong thai kỳ. Đồng thời, trong quá trình mang thai, việc thăm khám định kỳ và thảo luận với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và các loại thực phẩm chức năng cần bổ sung cũng là điều cần thiết.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur